BÀI 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ISO 9000
1.1. Khái quát
1.1.1. Giới thiệu
về hệ thống quản lý chất lượng ISO
Tổ chức Tiêu chuẩn
hóa quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) được thành lập
từ năm 1947, có trụ sở đặt tại Geneva - Thụy Sĩ. ISO là một hội đoàn toàn cầu của
hơn 150 các các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (mỗi thành viên của ISO là đại diện
cho mỗi quốc gia của mình)
Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng là thành viên chính thức của ISO từ năm 1977 .
Tổ chức ISO chịu
trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) khuyến nghị áp dụng nhằm thuận
lợi hóa thương mại tòan cầu và bảo vệ an toàn, sức khỏe và môi trường cho cộng
đồng.
Hiện nay, ISO với
gần 3000 tổ chức kỹ thuật với hệ thống các Ban Kỹ thuật (TC-Technical
committee); Tiểu ban kỹ thuật (STC); Nhóm công tác (WG) và Nhóm đặc trách có
nhiệm vụ soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn quốc tế ISO được ban hành
sau khi được thông qua theo nguyên tắc đa số đồng thuận của các thành viên
chính thức của ISO.
Hiện nay ISO đã
soạn thảo và ban hành gần 16.000 tiêu chuẩn cho sản phẩm, dịch vụ, hệ thống quản
lý, thuật ngữ, phương pháp…
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do
Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) ban hành nhằm cung cấp các hướng dẫn quản
lý chất lượng và xác định các yếu tố cần thiết của một hệ thống chất lượng để đạt
được sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà một tổ chức cung cấp.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lần
đầu tiên vào năm 1987, sau lần soát xét đầu tiên vào năm 1994, bộ tiêu chuẩn
này bao gồm 24 tiêu chuẩn với 3 mô hình đảm bảo chất lượng cơ bản (ISO 9001,
ISO 9002 và ISO 9003) và một số tiêu chuẩn hướng dẫn.
Sau lần soát xét thứ hai
vào năm 2000, bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 được hợp nhất và chuyển đổi còn lại 4
tiêu chuẩn chính sau:
ISO
|
Tên gọi
|
ISO
9000:2000
|
Hệ thống quản lý chất lượng
- Cơ sở và từ vựng
|
ISO 9001:2000
|
Hệ thống quản lý chất lượng
- Các yêu cầu
|
ISO
9004:2000
|
Hệ thống quản lý chất lượng
- Hướng dẫn cải tiến
|
ISO
19011: 2002
|
Hướng
dẫn đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
|
1.1.2 Vai trò và
lợi ích của hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng được xác định
trong ISO 9000:2000 như “Hệ thống quản lý
để định hướng và kiểm soát một tổ chức về các vấn đề có liên quan đến chất lượng”.
Định nghĩa này ngụ ý rằng tổ chức phải đề ra được các phuơng hướng và mong muốn
cụ thể, cung cấp một cơ cấu quản lý với trách nhiệm và quyền hạn xác định, với
đủ nguồn lực để tiến hành cung cấp dịch vụ với trọng nguyên tắc “chất lượng sẽ
làm hài lòng khách hàng”.
Áp lực của việc đảm bảo tiến độ cung ứng dịch
vụ theo yêu cầu luật định và thoả thuận, đồng thời mong muốn tránh được các rủi
ro và mất an toàn, giảm thiểu các phiền hà không đáng có đòi hỏi dịch vụ hành
chính công cần phải áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng một cách đẩy đủ và
nghiêm túc.
Có thể nói, một hệ thống chất lượng sẽ được áp
dụng với mong muốn:
-
Đem lại một
cách tiếp cận hệ thống đối với tất cả các quá trình từ thiết kế, triển khai,
triển khai dịch vụ, cho đến giai đoạn cuối cùng của dịch vụ;
-
Phòng ngừa
các sai lỗi ngay từ đầu thay vì trông cậy vào các biện pháp kiểm tra, xem xét của
các bên liên quan;
-
Mọi thủ tục
hành chính đều được minh bạch, rõ ràng để các đối tượng liên quan sử dụng, áp dụng
và kiểm soát;
-
Giảm thiểu
tối đa việc lạm dụng của các đối tượng liên quan, đồng thời nâng cao nhận thức
và trách nhiệm của công chức theo hướng phục vụ;
-
Cung cấp bằng
chứng khách quan rằng các yêu cầu quy định đối với chất lượng đã được đáp ứng.
- Cải thiện uy tín của Doanh nghiệp
nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàng của Doanh nghiệp,
- Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra
nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng của Doanh nghiệp,
- Giảm chi phí nhờ các quá trình được
hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả,
- Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ
các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và các phản hồi với nhân
viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống,
- Các nhân viên được đào tạo tốt hơn,
- Nâng cao tinh thân nhân viên nhờ sự
hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi
thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo,
- Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận
các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả năng lặp lại ít hơn,
- Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận,
công nhận và thừa nhận:
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong
thương mại,
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
·
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004...): Hệ thống quản lý chất
lượng.
+ Chứng minh khả năng của tổ chức trong việc
cung cấp một cách ổn định các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng và các yêu cầu chế định có liên quan
+ Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng nhờ
việc áp dụng có hiệu lực và thường xuyên cải tiến hệ thống
ISO 9001:2000 có thể được sử dụng với mục đích
nội bộ của tổ chức, với mục đích chứng nhận hoặc trong tình huống hợp đồng. Khi
áp dụng ISO 9001:2000, tổ chức có thể loại trừ các điều khoản không áp dụng đối
với hoạt động sản xuất/cung cấp dịch vụ của mình liên quan đến nghĩa vụ thoả mãn khách hàng hay đáp ứng các
yêu cầu chế định. Những ngoại lệ này được giới hạn trong phạm vi điều 7 của
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và phải được tổ chức chứng minh rằng điều ngoại lệ này
không liên quan đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Tiêu chuẩn này đặc biệt chú trọng tới việc thường
xuyên cải tiến kết quả hoạt động, hiệu quả và hiệu lực của tổ chức sau khi đã
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn ISO 9004:2000 không được
sử dụng cho mục đích chứng nhận của bên thứ ba (Tổ chức Chứng nhận) hoặc cho
các mục đích thoả thuận có tính hợp đồng. Khi được so sánh với ISO 9001:2000,
có thể thấy rằng các mục tiêu đặt ra trong ISO 9004:2000 đã được mở rộng hơn để
bao gồm cả việc đáp ứng mong muốn của tất cả các bên có liên quan đồng thời với
việc quan tâm đến kết quả hoạt động của tổ chức.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được chuyển dịch
thành tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng:
-
TCVN ISO
9000:2000
-
TCVN ISO 9001:2000
-
TCVN ISO
9004:2000
-
TCVN ISO
19011:2003
·
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (gồm ISO 14001, ISO 14004...): Hệ thống quản lý
môi trường.
·
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003,
ISO 22004, ISO 22005, ISO 22006...): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
·
ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an
toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
·
ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng
nhận.
·
ISO/TS 19649: Được xây dựng bởi Hiệp hội ôtô quốc tế (IATF) -
The International Automotive Task Force. Tiêu chuẩn ISO/TS 16949: 2002 là quy
định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn HTQLCL ngành công nghiệp ôtô toàn cầu như:
QS 9000 (Mỹ), VDA6.1 (Đức), EAQF (Pháp), AVSQ (Ý) với mục đích loại bỏ nhiều
chứng nhận nhằm thỏa mãn yêu cầu của nhiều khách hàng. Đây không phải là tiêu
chuẩn bắt buộc cho các nhà sản xuất ôtô trên thế giới.
·
ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế (yêu cầu cụ
thể về năng lực và chất lượng Phòng thí nghiệm Y tế), (Phiên bản đầu tiên ban
hành năm 2003, phiên bản gần đây ban hành năm 2007 và có tiêu chuẩn quốc gia
của Việt Nam tương đương là TCVN 7782:2008).