Dao cách ly được
phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn
dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó do đơn vị quản lý
vận hành ban hành. Cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện
trong các trường hợp sau:
Đóng và cắt điểm
trung tính của các máy biến áp, kháng điện;
Đóng và cắt các
cuộn dập hồ quang khi trong lưới điện không có hiện tượng chạm đất;
Đóng và cắt chuyển
đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc thanh cái đã đóng;
Đóng và cắt không
tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn;
Đóng và cắt dao
cách ly nối tắt thiết bị;
Đóng và cắt không
tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện;
Các trường hợp
đóng và cắt không tải các máy biến áp lực, các đường dây trên không, các đường
cáp phải được đơn vị quản lý vận hành thiết bị cho phép tùy theo từng loại dao
cách ly.
Các bộ truyền động
cơ khí hoặc tự động của các dao cách ly dùng để đóng cắt dòng điện từ hóa, dòng
điện nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải đảm bảo hành trình
nhanh chóng và thao tác dứt khoát.
Trước khi thực hiện
thao tác dao cách ly hai phía máy cắt thì phải kiểm tra máy cắt đã cắt tốt 3
pha, khoá điều khiển máy cắt nếu dao cách ly đó được thao tác tại chỗ.
Thao tác tại chỗ
dao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và dứt khoát, nhưng không được đập mạnh ở
cuối hành trình. Trong quá trình
đóng (hoặc cắt) dao cách ly nghiêm cấm cắt (hoặc đóng) lưỡi dao trở lại khi thấy
xuất hiện hồ quang.
Sau khi kết thúc
thao tác dao cách ly cần kiểm tra vị trí các lưỡi dao phòng tránh trường hợp
chưa đóng cắt hết hành trình, lưỡi dao trượt ra ngoài hàm tĩnh.
Thao tác đường
dây chỉ có một nguồn cấp được thực hiện theo trình tự sau:
Tách đường dây có
máy cắt và dao cách ly hai phía ra sửa chữa:
- Cắt máy cắt đường
dây;
- Kiểm tra máy cắt
mở tốt 3 pha;
- Cắt dao cách ly
phía đường dây;
- Cắt dao cách ly
phía thanh cái (nếu cần thiết);
- Đóng các dao tiếp
địa đường dây;
- Giao đường dây
cho các đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện pháp an toàn,
treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.
Đưa đường dây có
máy cắt và dao cách ly hai phía vào vận hành:
- Các đơn vị quản
lý vận hành bàn giao trả đường dây sau công tác sửa chữa khi người và phương tiện
đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn
sàng đóng điện;
- Cắt các dao tiếp địa đường dây;
- Kiểm tra máy cắt mở tốt 3 pha;
- Đóng dao cách ly phía thanh cái (nếu đang mở);
- Đóng dao cách ly phía đường dây;
- Đóng máy cắt đường dây.
Tách đường dây có
máy cắt hợp bộ ra sửa chữa:
- Cắt máy cắt đường
dây;
- Kiểm tra máy cắt mở tốt 3 pha;
- Đưa máy cắt ra khỏi vị trí vận hành;
- Đóng các dao tiếp
địa đường dây.
- Giao đường dây
cho các đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện pháp an toàn,
treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.
Đưa đường dây có
máy cắt hợp bộ vào vận hành:
- Các đơn vị quản
lý vận hành bàn giao đường dây sau công tác sửa chữa khi người và phương tiện
đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn
sàng đóng điện;
- Cắt các dao tiếp
địa đường dây;
- Kiểm tra máy cắt
mở tốt 3 pha;
- Đưa máy cắt vào
vị trí vận hành;
- Đóng máy cắt đường
dây.
Trên đường dây có
các trạm rẽ nhánh, trước khi thao tác đường dây cần phải lần lượt cắt phụ tải của
các trạm rẽ nhánh nếu tổng phụ tải các trạm rẽ nhánh ³ 10 MW.
Thao tác đối với
đường dây có nguồn cấp từ hai phía và không có nhánh rẽ theo trình tự sau:
Tách đường dây ra
sửa chữa:
- Kiểm tra trào
lưu công suất, điện áp của hệ thống trước khi thao tác. Điều chỉnh công suất,
điện áp, chuyển phụ tải thích hợp tránh quá tải, quá điện áp khi thao tác;
- Cắt máy cắt hai
đầu đường dây theo trình tự đã được quy định;
- Cắt dao cách ly
phía đường dây và dao cách ly phía thanh cái (nếu cần thiết) của máy cắt đầu thứ
hai;
- Cắt dao cách ly
phía đường dây và dao cách ly phía thanh cái của máy cắt đầu thứ nhất;
- Đóng tiếp địa
đường dây đầu thứ nhất;
- Đóng tiếp địa
đường dây đầu thứ hai;
- Giao đường dây
cho đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện pháp an toàn, treo
biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.
Đưa đường dây vào
vận hành sau sửa chữa:
- Các đơn vị quản
lý vận hành bàn giao trả đường dây khi người và phương tiện đã rút hết, đã tháo
hết tiếp địa di động, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;
- Cắt tiếp địa đường
dây ở đầu thứ nhất;
- Cắt tiếp địa đường
dây ở đầu thứ hai;
- Đóng dao cách
ly phía thanh cái (nếu đang mở) và dao cách ly đường dây của máy cắt đầu thứ
hai;
- Đóng dao cách
ly phía thanh cái (nếu đang mở) và dao cách ly đường dây của máy cắt đầu thứ nhất;
- Đóng máy cắt đường
dây hai đầu theo trình tự đã được quy định;
- Điều chỉnh lại
công suất, điện áp, chuyển phụ tải phù hợp sau khi đưa đường dây vào vận hành.
Thao tác đối với
đường dây có nhiều nguồn cấp và trạm rẽ nhánh theo trình tự như sau:
Tách đường dây ra
sửa chữa
- Kiểm tra trào
lưu công suất, điện áp của hệ thống trước khi thao tác. Điều chỉnh công suất,
điện áp, chuyển hết phụ tải các trạm rẽ nhánh không nhận điện từ đường dây này;
- Lần lượt cắt tất
cả các máy cắt của trạm rẽ nhánh và các máy cắt của trạm cấp nguồn, dao cách ly
của trạm rẽ nhánh và dao cách ly của trạm cấp nguồn theo đúng trình tự quy định;
- Đóng dao tiếp địa
đường dây tại tất cả các trạm đấu vào đường dây này;
- Giao đường dây
cho các đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện pháp an toàn,
treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.
Đưa đường dây vào
vận hành sau sửa chữa
- Các Đơn vị quản
lý vận hành giao trả đường dây: người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp
địa di động, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;
- Cắt tất cả các
dao tiếp địa đường dây;
- Lần lượt đóng tất
cả các dao cách ly của trạm rẽ nhánh và dao cách ly của trạm cấp nguồn, các máy
cắt của trạm rẽ nhánh và máy cắt của trạm cấp nguồn theo đúng trình tự đã được
quy định;
- Điều chỉnh lại
công suất, điện áp, chuyển phụ tải phù hợp sau khi đưa đường dây vào vận hành.
Đường dây trên
không vận hành ở chế độ đóng điện không tải từ một nguồn hoặc ở chế độ dự
phòng, phải mở dao cách ly phía đường dây của các máy cắt đang ở trạng thái mở.
Đường dây đã cắt
điện và làm biện pháp an toàn xong mới được giao cho đơn vị đăng ký làm việc.
Khi giao đường dây cho đơn vị sửa chữa, nội
dung bàn giao phải có dạng sau:
Đường dây (chỉ rõ
tên và mạch) đã được cắt điện, tại các điểm (chỉ rõ tên trạm, nhà máy) đã đóng
các tiếp địa ở vị trí nào. Cho phép làm các biện pháp an toàn để đơn vị công
tác bắt đầu làm việc;
Cần phải kết thúc
công việc vào thời điểm nào;
Nếu đường dây hai
mạch thì phải nói rõ mạch kia đang có điện hay không và làm biện pháp cần thiết
để chống điện cảm ứng;
Các lưu ý khác
liên quan đến công tác.
Nếu công tác sửa
chữa đường dây có kết hợp sửa chữa các thiết bị liên quan đến đường dây tại trạm
điện hoặc nhà máy điện cấp điều độ điều khiển phải phối hợp các đơn vị quản lý
vận hành lập kế hoạch sửa chữa, giải quyết đăng ký công tác của các đơn vị quản
lý vận hành, thông báo kế hoạch sửa chữa cho các đơn vị liên quan.
Nghiêm cấm nhân
viên vận hành cắt các tiếp
địa đã đóng, tháo gỡ biển báo khi chưa có lệnh của người ra lệnh thao tác.
Nếu do điều kiện công việc mà cần phải cắt các
tiếp địa cố định đường dây mà vẫn có người công tác trên đường dây thì phải
đóng tiếp địa khác hoặc đặt tiếp địa lưu động thay thế trước khi cắt các tiếp địa
này. Sau khi đã hoàn thành công việc thì phải đóng lại các tiếp địa cố định trước
rồi mới gỡ bỏ các tiếp địa di động.
Nhân viên vận
hành sau khi thực hiện thao tác cắt điện đường dây và thiết bị liên quan đến đường
dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện ra sửa chữa phải thao tác trên sơ đồ nổi
các bước thao tác như trong phiếu và treo biển báo, ký hiệu tiếp địa đầy đủ (nếu
chưa trang bị SCADA). Ghi vào sổ nhật ký vận hành thời gian thao tác, lệnh cho
phép làm việc. Trong phiếu công tác
và sổ nhật ký vận hành ghi rõ số lượng tiếp địa đã đóng, số đơn vị tham gia
công việc sửa chữa và các đặc điểm cần lưu ý khác.
Sau khi đã kết
thúc công việc sửa chữa đường dây và thiết bị liên quan đến đường dây tại trạm
điện hoặc nhà máy điện, đơn vị quản lý vận hành phải khẳng định người và phương
tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động và trả đường dây, thiết bị ngăn
đường dây của trạm điện hoặc nhà máy điện cho cấp điều độ điều khiển ra lệnh
đóng điện.
Nội dung báo cáo trả đường dây có dạng như
sau: "Công việc trên đường dây (tên đường dây và mạch), trên thiết bị (tên
thiết bị của ngăn xuất tuyến tại trạm điện hoặc nhà máy điện) theo phiếu (số mấy)
đã thực hiện xong, tất cả các tiếp địa di động tại hiện trường đã gỡ hết, người
của các đơn vị công tác đã rút hết; đường dây, thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành
và sẵn sàng nhận điện; xin trả đường dây, thiết bị để đóng điện".
Nếu trong khi cắt
điện đường dây đã thực hiện các biện pháp như thay đổi kết dây nhất thứ, thay đổi
nhị thứ ... (theo sổ nhật ký vận hành) thì khi đóng điện lại đường dây này,
nhân viên vận hành của cấp điều độ điều khiển phải tiến hành thay đổi lại kết
dây nhất thứ, thay đổi nhị thứ cho phù hợp với sơ đồ mới và phải ghi vào sổ nhật
ký vận hành.
Thao tác đưa
thanh cái dự phòng vào vận hành phải lưu ý:
Kiểm tra thanh
cái dự phòng không có tiếp địa di động, cắt hết các tiếp địa cố định.
Phải dùng máy cắt
liên lạc thanh cái có rơ le bảo vệ để phóng thử thanh cái dự phòng. Nếu không
có máy cắt liên lạc thanh cái, phải lựa chọn máy cắt của điểm đấu thích hợp để
phóng điện vào thanh cái dự phòng. Trong
trường hợp không lựa chọn được máy cắt để phóng thử thanh cái dự phòng thì phải
kiểm tra cách điện thanh cái đó (có thể bằng mê gôm mét) trước khi dùng dao
cách ly đóng điện thanh cái.
Trước khi thao
tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác phải lưu ý:
Kiểm tra bảo vệ
so lệch thanh cái, cô lập bảo vệ so lệch thanh cái (nếu cần thiết) theo quy định
của đơn vị quản lý vận hành.
Kiểm tra máy cắt
hoặc dao cách ly liên lạc hai thanh cái đang đóng. Cắt điện mạch điều khiển của
máy cắt liên lạc nếu thao tác dao cách ly được thực hiện tại chỗ trong thời
gian thao tác dao cách ly để chuyển điểm đấu.
Theo dõi sự thay
đổi trào lưu công suất, dòng điện qua máy cắt liên lạc. Lựa chọn bước thao tác
chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác hợp lý để tránh quá tải
máy cắt liên lạc.
Đơn vị quản lý vận
hành phải lập phiếu thao tác mẫu áp dụng cho thao tác chuyển đổi thanh cái. Phiếu
thao tác mẫu này ghi rõ trình tự các bước thao tác nhất thứ và nhị thứ phù hợp
với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của trạm điện.
Tại các trạm điện
có trang bị máy cắt vòng, đơn vị quản lý vận hành phải lập phiếu thao tác mẫu
áp dụng cho thao tác dùng máy cắt vòng thay cho một máy cắt khác và ngược lại.
Phiếu thao tác mẫu này ghi rõ trình tự các bước thao tác nhất thứ và nhị thứ
phù hợp với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của trạm điện.
Chế độ đưa thiết
bị, đường dây mới vào vận hành thực hiện theo quy định đưa công trình mới vào vận
hành trong Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia.
Trước khi đóng điện
lần đầu thiết bị mới phải lưu ý các điều kiện sau:
Thiết bị đã được
thí nghiệm đủ tiêu chuẩn vận hành;
Các hệ thống bảo
vệ rơ le, hệ thống làm mát, hệ thống phòng chống cháy và các hệ thống liên quan
khác sẵn sàng làm việc;
Bảo vệ rơ le đã
được chỉnh định theo yêu cầu đóng điện thiết bị mới;
Hội đồng nghiệm
thu đã ký quyết định đóng điện hoặc hoà lưới thiết bị mới;
Thay đổi kết lưới
(nếu tạo được phương thức) đảm bảo an toàn khi đóng điện lần đầu thiết bị mới.
Trường hợp đóng
máy cắt mới:
- Tạo phương thức
dùng máy cắt (có bảo vệ) đóng điện máy cắt mới. Ví dụ đối với sơ đồ hai thanh
cái có máy cắt liên lạc: Tạo phương thức dùng máy cắt liên lạc phóng điện máy cắt
mới;
- Nếu không tạo
được phương thức dùng máy cắt đóng điện máy cắt mới, chỉ cho phép dùng dao cách
ly phía thanh cái đóng điện máy cắt mới với điều kiện dao cách ly này điều khiển
từ phòng điều khiển hoặc thao tác xa;
- Trường hợp đóng
máy biến áp mới: Sau khi đóng điện không tải từ một phía phải kiểm tra đúng thứ
tự pha và đồng vị pha các phía còn lại;
- Trường hợp hoà
lưới máy phát lần đầu: phải hoà tự động (thiết bị hoà tự động đã được thí nghiệm
đủ tiêu chuẩn vận hành).
Trình tự thao tác
đóng điện hoặc hoà lưới thiết bị mới theo phương thức hoặc phiếu thao tác đã được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Trước khi đóng điện
lần đầu đường dây mới phải lưu ý các điều kiện sau:
Đường dây đã được
nghiệm thu đủ tiêu chuẩn vận hành;
Bảo vệ rơ le đã
được chỉnh định theo yêu cầu đóng điện đường dây mới;
Hội đồng nghiệm
thu đã ký quyết định đóng điện đường dây mới;
Sau khi đóng điện
không tải từ một đầu, đường dây phải được kiểm tra đúng thứ tự pha và đồng vị
pha các đầu còn lại trước khi đóng khép vòng hoặc hoà hai hệ thống.
Trình tự thao tác đóng điện đường dây mới theo
phương thức hoặc, phiếu thao tác đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.5. Quy trình bảo dưỡng mạch
Trong quá trình vận
hành lưới hạ thế phải tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật và đại tu nhằm đảm bảo cho
lưới hạ thế vận hành được an toàn.
Tiến hành kiểm
tra lưới hạ thế, phát hiện những hư hỏng của thiết bị trên lưới hạ thế, sửa chữa,
bảo dưỡng kịp thời để ngăn ngừa các bộ phận kết cấu của lưới hạ thế bị hỏng trước
thời hạn, phát hiện những trường hợp khác thường của khu vực bảo vệ lưới hạ thế
và liên hệ với cơ quan hữu quan để giải quyết.
Khi đại tu lưới hạ
thế phải tiến hành các biện pháp tổng thể nhằm khôi phục lại các đặt tính vận
hành ban đầu của lưới hạ thế và các bộ phận của chúng bằng cách sửa chữa các bộ
phận bị hư hỏng hoặc thay chúng bằng các bộ phận chắc chắn kinh tế hơn nhằm cải
thiện thêm các đặc tính vận hành của lưới hạ thế.
Công tác bảo dưỡng
kỹ thuật, đại tu lưới hạ thế phải được tiến hành bằng các phương tiện, trang bị,
máy móc chuyên dùng.
Những hư hỏng thiếu
sót được phát hiện trong quá trình kiểm tra lưới hạ thế phải được ghi đầy đủ
vào nhật ký và tuỳ theo mức độ hư hỏng phải tiến hành sửa chữa ngay hoặc sửa chữa
trong quá trình bảo dưỡng hoặc đại tu định kỳ.
Việc thay đổi kết
cấu của lưới hạ thế phải có đủ tài liệu tính toán kỹ thuật.
Phải có vật tư,
thiết bị dự phòng đầy đủ thay thế để có thể tiến hành sửa chữa kịp thời các hư
hỏng lưới hạ thế do sự cố gây ra.
Khi tiếp nhận lưới
hạ thế đưa vào vận hành phải nhận đủ các tài liệu kỹ thuật phù hợp với quy định
trong "Tiêu chuẩn nghiệm thu các công trình lưới điện".
Các lưới hạ thế
thi công sau đó giao cho đơn vị quản lý vận hành thì phòng kỹ thuật phải phối hợp
với các đội quản lý tổ chức giám sát kỹ thuật trong quá trình xây dựng.
Theo dõi thông số
vận hành lưới hạ thế và các lưới hạ thế khác đưa vào vận hành ở chế độ tối ưu,
linh hoạt, giảm mất điện, giảm tổn thất.
Kiểm tra dọc tuyến
cáp có các công trình xây dựng lấn chiếm hành lanh an toàn tuyến cáp không
? Có công trình nào đào bới, đóng cọc có
nguy cơ gây sự cố cáp không?
Kiểm tra vị trí
cáp chôn qua đường có bị sụp lở không?
Kiểm tra vị trí
chui ra khỏi tường, chui từ dưới đất lên
trụ hoặc tủ điện phân phối có được bảo vệ hư hỏng phần cơ không, đầu cáp cóhư hỏng
không?
Kiểm tra tình trạng
đầu cáp và tiếp xúc đầu cáp với cầu dao hạ thế, aptomat hạ thế (nếu có).
Kiểm tra các cầu
dao hạ thế hoặc aptomat hạ thế có hiện tượng hư cháy, biến màu không?
Kiểm tra trong tủ
có rác, bụi, côn trùng không?
Đắp lại các móng
trụ.
Tu bổ lại các trụ
bêtông bị nứt nẻ , hư hại nhẹ.
Sơn cột thép bị rỉ
, hàn lại chổ hỏng.
Rúng lại các trụ
bị nghiêng.
Đánh số lại các cột
điện từ trạm xuất phát tới cuối đường dây , sơn biển báo an toàn.