Gia công cơ bản kim loại và vật liệu dẻo-Bài 2:Đo lường và kiểm tra

BÀI 2: ĐO LƯỜNG & KIỂM TRA

2.1. Kiểm tra mặt phẳng, độ bóng bề mặt & sự chính xác về hình dáng

2.1.1.Kiểm tra mặt phẳng

Nếu trong quá trình gia công giũa mặt phẳng, phải thường xuyên kiểm tra mặt phẳng để kịp thời sửa chữa những sai sót nếu có. Bằng cách dùng êke 90o đặt lên mặt giũa để kiểm tra hoặc dùng bàn máp + căn lá

·           Dùng êke: Tháo phôi ra khỏi êtô, tay trái cầm vật để ngang tầm mắt, tay phải cầm êke, nghiêng 1 góc vào người, hướng ra ngoài ánh sáng đặt êke lên mặt phẳng cần đo theo 2 chiều ngang, dọc. Nhìn khe hở lớn nhỏ do ánh sáng lọt qua giữa cạnh (giao tuyến) của êke và mặt vật đo để xác định mặt phẳng giũa có đạt yêu cầu hay chưa?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 6: Kiểm tra mặt phẳng dùng êke

Sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

˗                Trường hợp 1: Mặt phẳng giũa phẳng: khe hở đều và nhỏ.

˗                Trường hợp 2: Mặt phẳng dũa bị lồi: khe hở không đều, ánh sáng nhiều ở hai bên.

˗                Trường hợp 3: Mặt phẳng giũa bị lõm: khe hở không đều, ánh sáng nhiều ở giữa

Cách khắc phục: giũa những chỗ cao cho thấp xuống, những chỗ thấp thì không  giũa. Cho đến khi mặt phẳng có khe hở đều và nhỏ.

  •    Dùng bàn máp + lá: úp mặt phôi cần kiểm tra xuống bàn máp (phải làm sạch phôi và bàn máp), dùng căn lá 0,1mm xọt vào khe hở giữa phôi và bàn máp, nếu không lọt là đạt yêu cầu.

     

2.1.2.Kiểm tra độ bóng bề mặt

Độ bóng là độ phản quang của bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng, làm thay đổi nhận biết về màu sắc, hình dạng và ảnh hưởng chung đến chất lượng màu sắc của sản phẩm.

˗                Sử dụng phương pháp thủ công bằng cách đối chiếu mẫu so sánh bề mặt: điều kiện để so sánh là mẫu so sánh và chi tiết gia công có cùng vật liệu và có cùng phương pháp chế tạo, ví dụ như tiện theo chiều dọc hình dưới. So sánh dò tìm được thực hiện với móng tay hoặc miếng nhỏ bằng đồng (lớn bằng cỡ đồng tiền). So sánh bằng mắt sẽ thuận lợi hơn khi nhìn đúng góc chiếu của ánh sáng và sử dụng kính lúp.

Description: http://www.kythuatchetao.com/wp-content/uploads/2014/10/ssanh.jpg

 

 

 

 

 

 

Hình 7: Mẫu so sánh bề mặt

 

˗                Description: http://www.phanmemkythuat.com/wp-content/uploads/2014/02/M%C3%A1y-%C4%91o-%C4%91%E1%BB%99-nh%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%99-b%C3%B3ng-%C4%91%E1%BB%99-ph%E1%BA%B3ng-b%E1%BB%81-m%E1%BA%B7t-Mahr_%C4%90%E1%BB%A9c-03.jpgSử dụng máy đo độ bóng bề mặt:

 

 

 

 

 

 

 

 

          Hình 8: Mẫu đo độ bóng bề mặt

 

1. Bật công tắc cho thiết bị hoạt động trong khoảng 3 phút.

2. Kiểm tra sự chuẩn hóa thiết bị bằng cách dịch chuyển kim trên khối kiểm tra 125 µin (3.2 µm) với vận tốc khoảng 1/8 in/s (3 mm/s).

3.  Nếu cần, hãy chỉnh nút điều khiển chuẩn hóa để thiết bị ghi lại cùng số đo như khối kiểm tra.

4. Trừ khi có sự chuyên biệt khác, bạn hãy dung khoảng đo .030 in (0.76 mm) cho độ nhám bề mặt 30 µin (0.76 pm) hoặc lớn hơn. Đối với các bề mặt có độ nhám dưới 30 µin (0.76 (µm) bạn hãy dùng khoảng đo .010 in (0.25 mm).

Ghi chú: Khi đo bề mặt với độ nhám chưa biết, bạn hãy xác lập khoảng đo ở mức cao nhất để tránh hư hỏng thiết bị đo. Sau kiểm tra ban đẩu, bạn có thể chỉnh khoảng đo đến mức thích hợp để có kết quả đo chính xác.

5. Làm sạch bề mặt cần đo để bảo đảm các kết quả chính xác và giảm sự mòn trên nắp dẫn bảo vệ kim đo.

6. Dịch chuyển kim đo đều và ổn định, bạn hãy rà trên bề mặt chi tiết khoảng 1/8 in/s (3 mm/s).

7. Ghi lại kết quả đo trên mặt số hiển thị. Thiết bị tinh vi hơn để đo độ bóng bề mặt là bộ phân tích bề mặt. Thiết bị này sử dụng bộ phân tích ghi để tái tạo các sai

2.1.3.Độ chính xác về hình dáng

Khi chế tạo một sản phẩm, không thể thực hiện kích thước, vị trí, hình dáng chính xác một cách tuyệt đối để có sản phẩm giống hệt như mong muốn và giống nhau hàng loạt, vì việc gia công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như độ chính xác của dụng cụ, thiết bị gia công, dụng cụ đo, trình độ tay nghề của người thợ… Do đó mọi sản phẩm khi thiết kế cần tính đến một sai số cho phép sao cho đảm bảo tốt các yêu cầu kĩ thuật, chức năng làm việc và giá thành hợp lý.

* Các phương pháp đo:

Tuỳ theo nguyên lý làm việc của dụng cụ đo, cách xác định giá trị đo mà ta có các phương pháp đo sau:

˗                Đo trực tiếp: là phương pháp đo mà giá trị của đại lượng đo được xác định trực tiếp theo chỉ số hoặc số đo trên dụng cụ đo: Đo trực tiếp tuyệt đối dùng đo trực tiếp kích thước cần đo và giá trị đo được nhận trực tiếp trên vạch chỉ thị của dụng cụ. Đo trực tiếp so sánh dùng để xác định trị số sai lệch của kích thước so với mẫu chuẩn. Giá trị sai số được xác định bằng phép cộng đại số kích thước mẫu chuẩn với trị số sai lệch đó.

˗                Đo gián tiếp: dùng để xác định kích thước gián tiếp qua các kết quả đo các đại lượng có liên quan đến đại lượng đo.

˗                Đo phân tích (từng phần): dùng xác định các thông số của chi tiết một cách riêng biệt, không phụ thuộc vào nhau.

* Dụng cụ đo:

Các loại dụng cụ đo thường gặp là các loại thước: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước lá, thước cặp, thước đo góc, compa, panme, đồng hồ so, calíp, căn mẫu…Các loại thiết bị đo tiên tiến thường dùng như: đầu đo khí nén, đầu đo bằng siêu âm hoặc laze, thiết bị quang học, thiết bị đo bằng điện hoặc điện tử …

˗                Thước lá: có vạch chia đến 0,5 hoặc 1mm có độ chính xác thấp khoảng ±0,5mm.

Description: Kết quả hình ảnh cho thước lá

Hình 9: Các loại thước lá

˗                Thước cặp: là dụng cụ đo vạn năng để đo các kích thước có giới hạn và ngắn như chiều dài, chiều sâu, khoảng cách, đường kính lỗ v.v… với độ chính xác khoảng ± (0,02÷0,05)mm.

Hình 10: Các loại thước cặp:

thước cặp cơ khí, thước cặp điện tử, thước cặp đồng hồ.

 

 

˗                Panme: thường dùng để đo đường kính ngoài, lỗ, rãnh…với độ chính xác cao, có thể đạt ±(0,005÷0,01)mm. Panme chỉ đo được kích thước giới hạn. Ví dụ panme ghi 0 – 25 chỉ đo được kích thước ≤ 25mm.

Description: Kết quả hình ảnh cho Types Of Micrometers

Hình 11: Các loại thước panme: đo ngoài, đo trong, đo độ sâu…

˗                Calíp – căn mẫu: là loại dụng cụ kiểm tra dùng trong sản xuất hàng loạt, hàng khối để kiểm tra kích thước giới hạn các sản phẩm đạt yêu cầu hay không.

Hình 12: Các loại Calíp – căn mẫu

˗                Đồng hồ so: có độ chính xác đến ± 0,01mm, dùng kiểm tra sai số đo so với kích thước chuẩn bằng bàn rà, bàn gá chuẩn nên có thể kiểm tra được nhiều dạng bề mặt. Dùng đồng hồ so có thể xác định được độ không song song, độ không vuông góc, độ đồng tâm, độ tròn, độ phẳng, độ thẳng, độ đảo v.v…

 

Description: Hình ảnh có liên quan

Description: Kết quả hình ảnh cho đồng hồ so

Hình 13: Đồng hồ so cơ khí và đồng hồ so điện tử

 

˗                Dưỡng: chỉ dùng kiểm tra một kích thước hoặc hình dáng.

Hình 14: Dưỡng đo bán kính, dưỡng đo độ dầy và dưỡng đo ren

2.2. Đo chiều dài, đo góc

2.2.1.Đo chiều dài

* Thước lá :

Description: Kết quả hình ảnh cho thước láHình 15: Thước lá 300mm

˗                Đặt thước lên bề mặt cần xác định kích thước.

˗                Điều chỉnh để vạch số 0 trùng với một biên của khoảng kích thước cần đo.

˗                Xác định kích thước bằng cách quan sát vạch trên thước trùng với biên còn lại.

˗                Khi đo không được để cho thước bị cong hoặc bị võng.

 

`

Hình 16: Vị trí quan sát khi đọc số đo trên thước thẳng

 

* Thước cặp:

 

Hình 17: Ba chức năng đo của thước cặp

 

Khi đọc giá trị đo phải nhìn chính diện

 

 

 

 

 

 

 

 



Hình 18: Quan sát xác định giá trị của số đo

 

* Thước panme :

Dựa theo công dụng thì có các loại panme sau:

˗                Panme đo ngoài: đo các kích thước như chiều dài, chiều rộng, độ dày

˗                Panme đo trong: Đo các kích thước như đường kính lỗ, chiều rộng rãnh…

˗                Panme đo sâu: Đo các kích thước như chiều sâu rãnh, lỗ bậc…

 

 

 

 

 

 



Hình 19: Panme đo ngoài

 

 


 

 

 

 



Hình 20: Panme đo trong

 

 

 

 

 



Hình 21: Panme đo sâu

 

Tùy theo kích thước và yêu cầu độ chính xác của kích thước cần đo để chọn panme cho phù hợp.

Trước khi tiến hành đo phải lau sạch đầu đo, chi tiết đo và kiểm tra xem thước có còn chính xác hay không.

Cho 2 đầu đo áp sát lại nếu vạch 0 trên ống lồng di động trùng với đường chính giữa hướng trục trên ống lồng cố định và mép của ống lồng di động  trùng với vạch đầu tiên trên ống lồng cố định thì thước chính xác còn không thì phải chỉnh lại thước.

Cách đọc giá trị đo:

˗                Đọc số đo phần nguyên: Là số đo nằm trên thước cố định, là vạch nằm bên trái thước vòng.

˗                Đọc số đo phần lẻ 0,5 mm: Chỉ đọc phần lẻ 0,5 mm nếu vạch 0,5 mm nằm giữa vạch phần nguyên và mép thước vòng.

˗                Đọc số đo phần lẻ 1/100: Xem vạch nào trên thước vòng gần với vạch dọc trên thước cố định, đó chính là số đo phần lẻ 1/100.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Hình 22: Cách đọc trị số đo trên panme

 

2.2.2.Đo góc

Thước đo góc đơn giản: Không có thước phụ được làm bằng thép không rỉ, giá trị phân độ là 30’ hay 10. Chỉ dùng trong những việc có yêu cầu độ chính xác không cao.

Description: thuocgocdodo

 

 

 

 

 

Hình 23: Dưỡng chuẩn và thước đo góc đơn giản

 

Thước đo góc có thước phụ được làm bằng thép không rỉ, bao gồm các bộ phận chính như hình 23:

˗                Thước chính: có hình quạt và được khắc vạch theo độ

˗                Thước phụ: có thể chuyển động quanh thước chính và có du xích với giá trị phân độ là 2’ hoặc 5’

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 24: Thước đo góc có thước phụ

Cách sử dụng

˗                Trước khi tiến hành đo phải kiểm tra thước có còn chính xác không bằng cách áp sát mặt của thước góc vào mặt của thước lá. Nếu kim chỉ trùng với vạch 0o thì thước vẫn còn chính xác, nếu không chính xác thì phải căn chỉnh lại rồi mới tiến hành đo kiểm.

˗                Lau sạch bề mặt chi tiết cần đo.

Tiến hành đo:

˗                Áp mặt của thước cố định vào mặt của chi tiết.

˗                Xoay thước di động cho đến khi bề mặt của thước góc áp sát vào mặt của chi tiết

˗                Căn chỉnh ngay góc, thẳng cạnh.

˗                Đọc giá trị đo

Cách đọc giá trị đo:

˗                  Đọc giá trị đo trên thước đo góc giống như đọc giá trị trên thước cặp

Công thức: α = mo + i'

m: số  vạch trên thước chính ở bên phần trái vạch 0 của thước phụ

i: vạch thứ i trên thước phụ trùng với một vạch bất kì trên thước chính

Ví dụ: Đọc giá tri đo góc cho bởi hình

Hình 25: Kết quả đo

 

Giá trị trên thước chính m=17

Giá trị trên thang chia phụ i=25

Vậy giá trị đo là α= 17o+25’=17o25’

Ngày:18/03/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM