Gia công cơ bản kim loại và vật liệu dẻo-Bài 1: An toàn lao động

BÀI 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.1. Trang bị bảo vệ cá nhân & nội quy an toàn xưởng thực hành

1.1.1.Trang bị bảo vệ cá nhân

  Trang bị bảo vệ cá nhân (PPE – personal protective equipment) là các thiết bị nhằm bảo vệ người lao động tránh được các tai nạn, chấn thương hoặc bệnh tật do tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ, vật lý, điện, cơ khí hoặc các mối nguy hiểm tại nơi làm việc.

 

 

 

  Hình 1-1: Trang thiết bị cá nhân PPE

Mức độ cần thiết của PPE và các loại PPE được đưa vào sử dụng phụ thuộc vào các đánh giá những tình hướng nguy hiểm khi làm việc. Cụ thể việc lựa chọn trang bị phù hợp để bảo vệ cá nhân hiện nay được Cơ quan Quản lý An Tòan & Sức Khỏe Nghề Nghiệp (OSHA- O) quy định.

* Mắt

˗                Rủi ro hóa học hoặc bắn kim loại, bụi, đạn, khí, hơi, bức xạ.

˗                Tùy chọn: kính an toàn, kính bảo hộ, tấm che mặt, kính che mặt

* Đầu

˗                Rủi ro tác động do rơi vật nặng hoặc bắn vào đầu, tóc rối, điện giật.

˗                Tùy chọn: một loạt các mũ bảo hộ và mũ cứng.

* Hô hấp

˗                Rủi ro do bụi, hơi, khí đốt, thiếu oxy khí quyển.

˗                Tùy chọn: khẩu trang dùng một lần lọc hoặc thở, một nửa hoặc toàn mặt nạ, máy thở ôxy.

* Bảo vệ cơ thể

˗                Rủi ro do nhiệt độ, thời tiết bất lợi, hóa học hoặc bắn kim loại , rò rỉ áp lực, súng phun, virus xâm nhập,  bị ô nhiễm bụi, mặc quá nhiều quần áo.

˗                Tùy chọn: quần áo dùng 1 lần, quần áo chống nhiệt phù hợp với lò hơi, quần áo bảo hộ chuyên ngành, ví dụ như tạp dề, quần áo chống hóa chất...

* Bàn tay và cánh tay

˗                Rủi ro do mài mòn, nhiệt độ cao, cắt nát và đâm thủng, tác động, hóa chất, điện giật, nhiễm trùng da, bệnh hoặc ô nhiễm.

˗                Tùy chọn: gang tay bao ho, găng tay sắt, găng tay da, bao tay, ghệt tay.

* Bàn chân và chân

˗                Rủi ro do ngâm ướt, điện , trượt, cắt nát và đâm thủng, mài mòn, kim loại đâm và hóa chất xâm hại.

˗                Tùy chọn: giay bao ho và ủng có mũi thép và chống đâm xuyên , chống hóa chất và điện giật.

1.1.2.Nội quy an toàn xưởng thực hành

1. Trong mỗi xưởng đều có thể xảy ra nguy cơ tai nạn. Cho nên phải thực hiện đúng Nội quy an toàn lao động và thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên

2. Trong quá trình học tập tại xưởng, người học nghề phải mặc trang bị bảo hộ lao động và trang bị đề phòng tai nạn lao động.

3. Quần áo lao động bao gồm 1 áo khoác ngắn, 1 áo khoác dài hoặc quần yếm. Quần áo bảo hộ lao động làm từ vải sợi bông hoặc tương tự, nhưng yêu cầu khó cháy.

4. Luôn luôn đi giầy bảo hộ trong quá trình học tập tại xưởng (không cho phép đi dép hoặc đi giầy hở ngón chân)

5. Đồ trang sức gây cản trở hoặc có nguy cơ tai nạn cho người học nghề thì không được mang theo. Cấm trong giờ học thực hành người học nghề đeo nhẫn, đồng hồ đeo tay, dây chuyền dài, cũng như các đồ trang sức khác.

6. Cấm quay phim, nghe nhạc, dùng điện thoại di động trong xưởng. Giáo viên tại xưởng có trách nhiệm quản lý đến hết thời gian làm việc hoặc giao cho phụ huynh.

7. Không được phéo hút thuốc trong xưởng và đặc biệt là trong phòng học. Nếu vì phạm sẽ bị khiển trách.

8. Cấm việc sở hữu các vật dụng nguy hiểm như: dao, dùi cui, vũ khí đeo tay và những vật tương tự. Nếu vi phạm sẽ bị thu hồi vật chứng và giao cho người có trách nhiệm giáo dục học sinh. Các đồ vật bất hợp pháp sẽ được giao nộp cho công an.

9. Không đùa nghịch, trêu chọc, đánh nhau và có những hành động tương tự, vì sẽ tạo ra những tai nạn nguy hiểm.

10. Việc đưa vào vận hành dụng cụ, máy móc và các thiết bị phải có sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Tương tự như vậy khi làm việc với các công việc đặc biệt khác, ví dụ như chất hóa học, độc hại hoặc ra vào các khu vực làm việc.

11. Bộ phận an toàn và biện pháp an toàn lao động có thể ở tại nơi làm việc và phải có trách nhiệm với công việc được giao.

12. Khi phát hiện thấy thiếu sót hoặc sự cố về máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất phải báo cáo ngay cho bộ phận an toàn và giáo viên được biết.

13. Khi sử dụng thiết bị, máy móc yêu cầu sử dụng trang bị bảo hộ chuyên dùng     (như kính bảo hộ khi cắt gọt, kính hành, tạp dề da khi hàn…)

14. Phải bảo vệ mắt khi công việc có nguy hiểm đến mắt như mang kính bảo hộ, tấm chắn…(các công việc như mài, tiện, khoan, hàn, rèn)

15. Trong khi hoạt động không được tiếp xúc với các chi tiết của máy hoặc linh kiện được đưa vào gia công. Chỉ được phép tra dầu mỡ và làm sạch khi máy móc ngừng hoạt động.

16. Cấm mặc quần áo bó sát và không đeo găng tay khi làm việc với máy khoan, máy tiện, máy phay, máy xọc (đập). Cấm để những tai nạn nguy hiểm xảy ra.

17. Công việc điều chỉnh và bảo quản chỉ được phép thực hiện khi máy ngừng hoạt động.

18. Người học nghề trên các máy tính và thiết bị dễ xảy ra tại nạn không được phép nói chuyện, làm mất tập trung hoặc xô đẩy lẫn nhau.

19. Những tải trọng nặng khi xếp đặt và vận chuyển phải được sự đồng ý và giám sát của giáo viên phụ trách xưởng.

20. Người học nghề không tuân thủ quy định xưởng thực hành và Nội quy an toàn lao động có thể sẽ bị đình chỉ không được học tiếp. Nếu tiếp tục vi phạm không tuân theo quy định của xưởng và Nội quy an toàn lao động sẽ bị trục xuất khỏi Trường. Thời gian đào tạo trước đó sẽ xem như không có giá trị.

*Ngoài các nguyên tắc trên, đối với xưởng nguội còn có quy tắc làm việc khác:

* Trước khi làm việc: bố trí chỗ làm việc có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sáng hợp lý; bố trí phôi liệu, dụng cụ để thao tác được thuận tiện, an toàn theo các quy tắc sau:

˗                Những vật cầm ở tay phải đặt ở bên phải.

˗                Những vật cầm ở tay trái đặt ở bên trái.

˗                Những vật cầm ở cả 2 tay đặt trước mặt.

˗                Những vật thường dùng đặt ở gần.

˗                Những vật ít dùng đặt ở xa.

˗                Dụng cụ đo và kiểm tra đặt trong hộp hoặc trên giá.

* Trong khi làm việc:

Chi tiết phải được kẹp chắc chắn trên êtô, tránh nguy cơ bị tháo lỏng hoặc rơi trong quá trình thao tác.

Dùng bàn chải làm sạch chi tiết gia công, phoi, mạt sắt, vảy kim loại trên bàn nguội (không được dùng tay làm các công việc trên).

Sau khi dùng xong 1 dụng cụ nào thì đặt ngay vào chỗ quy định, không được:

˗                Vứt các dụng cụ vào nhau hoặc vứt đè lên vật khác.

˗                Đánh tay quay êtô bằng búa hoặc bằng các dụng cụ khác.

˗                Dùng ống để nối dài tay quay êtô.

˗                Xếp ngổn ngang trên bàn nguội những phôi liệu hoặc chi tiết đã gia công.

˗                Thường xuyên giữ gìn sạch sẽ nơi làm việc.

* Kết thúc công việc:

˗                Quét sạch phoi ở dụng cụ, dùng giẻ lau chùi dụng cụ, đặt dụng cụ vào nơi quy định.

˗                Quét sạch phoi và mảnh kim loại trên êtô và bàn nguội.

˗                Thu dọn phôi liệu và chi tiết đã gia công để đúng nơi quy định.

˗                Bàn giao nơi làm việc cho nhóm trưởng hoặc giáo viên hướng dẫn.

1.2. An toàn lao động khi làm việc với các dụng cụ cầm tay, thiết bị đo lường & kiểm tra

˗                1. Khi sử dụng dụng cụ phải thao tác đúng quy cách mới đỡ tốn sức, đảm bảo an toàn, tăng năng suất và chất lượng công việc. 

˗                2. Khi dùng kéo, kìm bao giờ cũng đặt tay nắm vào phần cuối cán để lực bóp, cắt được mạnh. Dùng búa hay dùi đục, tay cần phải nắm vào đuôi cán thì lực nện đập mới mạnh và tránh được tay đập vào vật cần làm.

˗                3. Khi dùng cưa tay hay dao để cưa cắt không bao giờ được dùng bàn tay hay ngón tay để làm cữ. 

˗                4. Khi gia công (cưa, cắt, đục, khoan, bào v.v.) vật phải được đặt lên bàn gia công chắc chắn. Những vật khi gia công có thể bị xê dịch hoặc xoay, trượt thì phải được giữ chặt bằng giá kẹp, êtô. 

˗                5. Khi chặt vật cứng như gỗ, sắt thép phải đặt chúng lên vật kê chắc chắn (dao sắt không bằng chắc kê) để đỡ tốn sức, thận trọng để vật kê và vật được chặt không bắn vào người. Khi chặt gạch nếu giữ gạch bằng tay thì bàn tay cần đỡ phía dưới viên gạch để miếng gạch chặt ra không rơi vào chân. Khi cắt các thanh, tấm vật liệu gỗ, tôn hay nhựa cứng, bằng cưa tay hay kéo phải đặt chúng lên gối đỡ, lúc cưa đến cuối mạch cắt phải dùng tay giữ đầu vật đã cưa, cắt sắp đứt để tránh khỏi rơi, văng bắn vào người.

˗                6. Khi dùng búa tạ đập lên mũi ve, đục, chạm để chặt sắt, tuyệt đối cấm giữ chúng trực tiếp bằng tay mà phải dùng thanh kẹp giữ có cán dài. Nếu hai người cùng làm (một người giữ thanh kẹp một người quai búa), người quai búa phải đứng ở một bên người giữ mũi ve, đục.

˗                7. Chỉ những người đã qua huấn luyện chuyên môn về kỹ thuật an toàn mới được phép sử dụng dụng cụ chạy điện cầm tay. 

˗                8. Trước khi sử dụng phải kiểm tra kỹ dụng cụ: dây dẫn, phích cắm, công tắc, cầu dao, dây nối đất, nối không nếu không đảm bảo an toàn cần xử lý, nếu không có sự cố gì mới tiến hành làm việc. 

˗                9. Cấm đứng trên thang tựa, thang treo để làm việc với dụng cụ chạy điện cầm tay. 

˗                10. Phải bắc sàn chắc chắn, có thành chắn bảo vệ khi làm việc trên cao. 

˗                11. Trong lúc tạm nghỉ, cũng như khi di chuyển dụng cụ đến chỗ làm việc khác phải ngắt mạch động cơ. Khi rời khỏi nơi làm việc phải ngắt điện nguồn. 

˗                12. Không được nắm vào bộ phận làm việc hay dây dẫn điện của nó để mang xách dụng cụ điện. 

˗                13. Để tránh hư hỏng, dây dẫn điện phải treo lên hoặc cho vào hộp, máng bảo vệ. 

˗                14. Nếu trong quá trình làm việc phát hiện thấy dây dẫn bị đứt, hay hở phải lập tức cắt cầu dao. 

˗                15. Trong lúc mưa hay sương mù cần đình chỉ sử dụng dụng cụ chạy điện ở ngoài trời. 

˗                16. Không được dùng dụng cụ chạy điện để gia công các chi tiết gỗ tươi, hay ẩm ướt. 

˗                17. Tuyệt đối không được sử dụng chạy điện cầm tay có đuôi, cán không cách điện. 

˗                18. Làm việc ở nơi ẩm ướt công nhân phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như găng tay, giày ủng cách điện. 

˗                19. Để phòng tránh bụi, phoi, mảnh vụn bắn vào mắt, công nhân phải đeo kính bảo hộ. 

˗                20. Sau khi kết thúc công việc trong ca, mọi dụng cụ chạy điện phải được làm vệ sinh sạch sẽ, cuốn dây gọn gàng và cất vào nơi khô ráo. 

1.3. An toàn lao động khi làm việc với các máy gia công đơn giản loại cầm tay & lắp đặt cố định

1.3.1.An toàn lao động khi sử dụng máy khoan

Description: C:\Users\Welcom\Desktop\may-khoan-bua-bosch-gbh-2-28-dv-1.jpg

 

 

 

 

 

Hình 2: Máy khoan cầm tay và máy khoan đứng

˗                Thực hiện các quy định an toàn lao động khi sử dụng máy công cụ.

˗                Trước khi làm việc phải kiểm tra đầu cặp, áo khoan phải kẹp chặt mũi khoan, không được sử dụng áo khoan, đầu cặp có hiện tượng hư hỏng, mũi khoan chưa được kẹp chặt, tình trạng an toàn của máy, cho máy chạy thử không tải.

˗                Đầu cặp, áo khoan phải kẹp chặt mũi khoan, không được sử dụng áo khoan, đầu cặp có hiện tượng hư hỏng.

˗                Các chi tiết khoan phải kẹp chặt trực tiếp hay bằng bộ gá xuống máy. Cấm dùng tay giũ chi tiết cần khoan.

˗                Khi khoan phải cho mũi khoan ăn từ từ, muốn thay đổi tốc độ phải dừng hẳn máy.

˗                Khi máy đang chạy không được dùng miệng để thổi hoặc dùng tay gỡ phoi. Không dùng tay hãm trục chính.

˗                Cấm sử dụng các mũi khoan cùn, có hiện tượng rạn nứt. Khi thay mũi khoan phải cho máy dừng hẳn.

˗                Khoan các chi tiết kim loại dẻo bằng mũi kim ruột gà. Công nhân phải mài thêm rãnh bẻ góc.

˗                Cấm đeo găng tay khi làm việc. Cấm dùng tay để giữ chi tiết khoan.

˗                Khi muốn khoan lỗ to, nên khoan lỗ nhỏ trước sau đó khoan rộng thêm.

˗                Khi khoan tấm mỏng phải lót ván gỗ bên dưới.

˗                Nếu là công nhân nữ sử dụng máy khoan thì phải bện tóc chặt chẽ, đội mũ bao che lại

1.3.2.An toàn lao động khi sử dụng máy mài đá

 

Description: An toàn lao động khi sử dụng máy mài

Description: C:\Users\Welcom\Desktop\may-mai-bosch-gws-7-100.jpg

 

 

 

 

 

 

Hình 3: Máy mài cầm tay và máy mài 2 đầu

˗                Đề phòng tai nạn do vỡ đá mài.

˗                Đề phòng tai nạn do vụn kim loại và hạt của đá mài: vị trí đặt máy; chọn đá; lắp đá; bệ tỳ và khe hở giữa đá và bệ tỳ; tư thế đứng mài;

˗                Điện áp chiếu sáng cục bộ phải đảm bảo nhỏ hơn 36 Vôn.

˗                Máy phải đặt ở nơi ít người qua lại, xa các vật dễ cháy.

˗                Trước khi mài phải kiểm tra lại các thiết bị che chắn đá mài và các bộ phận của máy dễ gây ra tai nạn; kiểm tra sự cân đối của đa và việc kẹp chặt đá.

˗                Cho máy chạy không tải từ 3 đến 5 giây, khi máy chạy đã ổn định mới tiến hành mài; Khi mài phải đưa chi tiết vào từ từ, không ấn mạnh, đưa đều tay, đối với chi tiết lớn không dùng đá nhỏ để mài, không mài ở 2 mặt trụ của đá.

˗                Tốc độ quay của đá không vượt tốc độ ghi ở đá, nếu tốc độ quá lớn, đá sẽ bị chấn động mạnh, lực ly tâm lớn, dễ gây vỡ đá.

˗                Công nhân phải mang đầy đủ trang bị phòng hộ như kính, khẩu trang v.v…và không đứng đối diện với đá khi mài.

˗                Đối với máy mài 2 đá, đường kính 2 đá không được chênh lệch quá 10%. Khi đá mòn gần tới mặt bích kẹp, cách mép mặt bích 2 đến 3 mm phải thay đá mới.

˗                Máy mài phải có bệ tỳ và hộp bao che đá vững chắc. Khe hở giữa đá và thành bên của hộp bao che trong khoảng từ 10 -:- 15 mm. Khe hở giữa đá với bệ tỳ không lớn hơn 3 mm. Góc mở của hộp bao che phải nhỏ nhất.

˗                Hai bên đá phải có bích kẹp với chiều dày và đường kính bằng nhau. Giữa đá và bích kẹp phải có vòng đệm đàn hồi (giấy dày, cát tông hoặc da).

˗                Bệ tỳ phải điều chỉnh được đảm bảo cho chi tiết gia công nằm trong mặt phẳng ngang, đi qua tâm đá mài hoặc cao hơn đôi chút nhưng không quá 10 mm.

˗                Khi mài có sử dụng nước làm mát, nước phải xối trên khắp mặt công tác của đá. Khi ngừng công việc phải ngừng làm mát và phải lau khô đá..

˗                Thực hiện các quy định an toàn lao động khi sử dụng máy công cụ.

˗                Chỉ có những công nhân đã qua huấn luyện và có giấy chứng nhận mới được phép lắp đá và điều chỉnh đá mài. Khi chọn đá để gia công phải theo đúng yêu cầu của công nghệ mài.

˗                Trước lúc cho máy chạy phải kiểm tra đá, bu lông bắt đá, bệ tỳ, bao che và chiều quay của đá xem có bảo đảm an toàn không.

˗                Cấm sử dụng máy mài không có hộp bao che đá và không có bệ tỳ, hộp bao che phải chắc chắn. Khe hở từ mép đá đến mép bệ tỳ: ≤3mm. Mặt bệ tỳ có chiều cao sao cho khi đặt vật gia công tỳ điểm tiếp xúc so với tấm trục đá trong mặt phẳng nằm ngang: ≤ 10mm.

˗                Cấm dùng búa thép để gõ, điều chỉnh đá mài. Khi máy mài làm việc không được đứng đối diện với phần hở của hộp bao che đá. Phải chạy thử ít nhất 1 phút trước khi vận hành máy và ít nhất 3 phút sau khi thay đá mài.

˗                Cấm không để máy chạy quá tốc độ quy định.

˗                Đá mài phải được bảo quản ở nơi khô ráo, không được để chung với kho chứa axít và các chất ăn mòn.

˗                Trường hợp máy mài không có kính che bụi, cho phép làm việc nhưng bắt buộc phải đeo kính trắng BHLĐ.

˗                Cấm sử dụng đá bị mẻ, rạn nứt, bị mòn và phần đá còn lại < 3mm tính từ mép mặt bích máy mài 2 đá. Cấm mài khi trên máy chỉ còn 1 đá. Cấm mài 2 mặt bên của đá.

˗                Mài chi tiết không tỳ quá mạnh, không mài 1 điểm. Cho tiếp xúc từ từ, không để xảy ra va đập mạnh giữa vật gia công và máy. Cấm mài 2 người trên cùng 1 đá.

˗                Cấm mài kim loại mềm như đồng, nhôm và gỗ, cao su trên máy mài 2 đá.

˗                Máy mài mặt phẳng, mài trục cơ phải gá chặt các chi tiết mài.

˗                Khi mài các chi tiết có nhiều bụi thì phải có biện pháp phòng bụi cho công nhân như sử dụng thiết bị hút, thổi bụi.

1.3.3.An toàn lao động khi sử dụng máy cắt thép bằng đĩa cá

Description: http://p.vatgia.vn/pictures_fullsize/res1330658223.gif

Hình 4: Máy cắt thép bằng đĩa đá

 

˗                Không sử dụng máy cắt khi không có bộ phận che chắn động, không có cơ cấu kẹp giữ vật cắt.

˗                Trước khi làm việc phải kiểm tra độ bắt chặt, tình trạng của đĩa đá; hệ thống dây điện được đảm bảo an toàn.

˗                Chỉ được tiến hành cắt sau khi đĩa cắt quay đạt tốc độ tối đa và không có hiện tượng rung, lắc, đảo đĩa…..;

˗                Khi cắt, việc tiếp cận lưỡi cắt với vật cắt phải từ từ; tốc độ cắt (độ sâu ăn dao – đĩa cắt) không được quá lớn;

˗                Khi cắt không được ngồi thẳng, đối diện với đĩa cắt;

˗                Không được sử dụng đĩa cắt để mài ba via cũng như để mài dụng cụ;

˗                Không được sử dụng bất cứ  vật gì để phanh hảm, ngừng máy;

˗                Phải sử dụng đúng phương tiện bảo vệ cá nhân khi vận hành máy.

1.3.4.An toàn lao động khi sử dụng máy cưa

Description: C:\Users\Welcom\Desktop\LB1200F.jpg

Description: C:\Users\Welcom\Desktop\753802_pbd.jpgDescription: Kết quả hình ảnh cho máy cưa vòng

Hình 5: Các dạng máy cưa: cưa vòng ,cưa đĩa, cưa lọng đứng

˗                Kiểm tra các đường dây điện và điện áp phải tương tự như điện áp theo yêu cầu động cơ của máy cưa. Kiểm tra nguồn cung cấp điện và hệ thống dây tiếp đất, kết nối cáp nguồn của máy với ổ cắm và dây nối đất.

˗                Chỉ có phần lưỡi được sử dụng để cắt không được bảo vệ, còn lại tất cả phải được bảo vệ. Không được sử dụng máy mà không có che chắn.

˗                Luôn luôn ngắt kết nối máy ra khỏi ổ cắm điện trước khi thay đổi lưỡi hoặc thực hiện bất kỳ công việc bảo trì, thậm chí trong trường hợp khi máy hoạt động không bình thường.

˗                Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt thích hợp. Không bao giờ đặt bàn tay hoặc cánh tay của bạn vào khu vực cắt trong khi máy đang hoạt động.

˗                Không thay đổi các thông số máy trong khi nó đang được cắt (chỉ cho phép thay đổi tốc độ). Không mặc quần áo rộng rãi như: áo sơ mi với tay áo quá dài, găng tay quá lớn, vòng đeo tay, dây chuyền hoặc bất kỳ đối tượng khác có thể bị mắc kẹt trong máy trong khi hoạt động. Giữ khu vực làm việc gọn và thoáng không có các vật linh tinh như thiết bị, công cụ, v.v …

˗                Thực hiện chỉ có một hoạt động tại một thời điểm. Không bao giờ có nhiều số dụng cụ, vật dụng trong bàn tay của bạn cùng một lúc. Giữ cho bàn tay của bạn càng sạch càng tốt.

˗                Tất cả các hoạt động nội bộ, bảo trì hoặc sửa chữa, phải được thực hiện trong một khu vực sáng đèn hoặc nơi có đủ ánh sáng từ nguồn ngoài để tránh nguy cơ tai nạn. Thay thế mới bảng cảnh báo nếu nó bị che khuất hoặc gỡ bỏ.

˗                Giữ tay và các bộ phận khác của cơ thể khỏi đường cưa khi lưỡi cưa đang chạy. Không mở nắp lưỡi trong khi máy đang chạy. Không lưu trữ vật liệu dễ cháy ở gần hay xung quanh máy. Luôn luôn đeo kính an toàn, hãy bảo vệ máy trong nơi mọi lúc.

˗                Không nên đeo găng tay, Không nên mặc quần áo rộng và mái tóc dài nhốt (nếu có phải trùm lại). Giữ cho khu vực làm việc sạch sẽ và không bày các vật dụng linh tinh.

Ngày:26/02/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM