Các loại mạch điện
Mạch điện là tập
hợp các thiết bị để cho phép các bộ phận dẫn dòng điện chạy qua khi có nguồn
cung cấp điện năng
Mạch
điện gồm 3 phần tử cơ bản: Nguồn điện, nơi tiêu thụ điện và dây dẫn
Nguồn điện: Là các
thiết bị dùng để biến đổi các dạng năng lượng như: cơ năng, hoá năng, nhiệt
năng … sang điện năng.
Ví dụ: Pin, ăcquy
(hoá học), máy phát điện (cơ học)
Nơi tiêu thụ điện
(phụ tải): Là các thiết bị dùng để biến đổi điện năng sang các dạng năng lượng
khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng …
Ví dụ: Động cơ
điện, bếp điện, bàn là, đèn điện …
Dây dẫn: Là các dây
kim loại dùng để truyền tải điện năng từ nguồn đến phụ tải
Ví dụ: dây đồng,
bạc, nhôm …
1.2.1 Cấu trúc của mạch điện
Các phần tử trên
nối với nhau và đưa đếna các khái niệm về nhánh, nút, vòng sau:
Nhánh: Là một đường
đi duy nhất gồm một hoặc nhiều phần tử mạch mắc nối tiếp; trong đó có cùng một
dòng điện.
Nút: Là điểm giao
của từ ba nhánh trở lên.
Vòng: Là tập hợp
các nhánh tạo thành một đường khép kín và chỉ đi qua mõi nút một lần. Nó có tính
chất là bỏ đi một nhánh nào đó thì tập còn lại không.
Mắt lưới: Là
vòng mà không chứa vòng nào bên trong nó.
Dòng điện
Dòng điện hay cường
độ dòng điện là biểu hiện trạng thái chuyển động có hướng của các hạt mang điện
tích. Dòng điện chỉ sinh ra khi và chỉ khi có đủ 3 yếu tố:
+ Nguồn điện (Hiệu
điện thế)
+ Dây dẫn
+ Phụ tải (Vật tiêu
thụ điện)
Dòng điện ta đo được
bằng ampe kế có đơn vị là A trong mạch điện là dòng điện sinh ra do phụ tải, và
dòng điện max của phụ tải không được phép vượt quá dòng điện của nguồn điện.
Chính vì vậy khi ta mắc Vôn kế và ampe kế luôn có sự khác biệt:
+ Ampe kế mắc nối
tiếp với phụ tải.
+ Vôn kế mắc song
song với nguồn điện.
* Nếu trong mạch điện
chỉ có 2 yếu tố là dây dẫn và nguồn điện mà ta vẫn mắc thêm ampe kế vào thành 1
mạch kín thì chỉ trong vài giây các thiết bị của bạn sẽ bị hỏng.
Ta có một số nhận xét
dưới đây:
·
Điện áp luôn được đo giữa
hai điểm khác nhau của mạch trong khi dòng điện được xác định chỉ tại một
điểm của mạch.
·
Để bảo toàn điện tích, tổng
các giá trị các dòng điện đi vào một điểm của mạch luôn bằng tổng các giá trị
dòng điện đi ra khỏi điểm đó nên trên
một đoạn mạch chỉ gồm các phần tử nối tiếp nhau thì dòng điện tại mọi điểm là
như nhau.
·
Điện áp giữa hai điểm A và B
khác nhau của mạch nếu đo theo mọi nhánh bất kỳ có điện trở khác không, nối
giữa A và B là giống nhau và bằng UAB. Nghĩa là điện
áp giữa 2 đầu của nhiều phần tử hay nhiều nhánh nối song song với nhau luôn
bằng nhau.