Chương II. SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN

Chương II. SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN

Thời gian: 4h (LT: 2, TH: 2)

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày sơ lược được một số kiến thức cơ bản về hệ điều hành Windows, phần mềm tiện ích, tiếng Việt trong máy tính, máy in;

- Khởi động, tắt được máy tính, máy in theo đúng quy trình. Tạo và xóa được thư mục, tập tin; sử dụng được một số phần mềm tiện ích thông dụng.

2. Nội dung

2.1. Làm việc với hệ điều hành

Hệ điều hành (Operating System) là một tập hợp các phần mềm dùng để quản lý tài nguyên phần cứng và cung cấp các dịch vụ cho các chương trình máy tính. Hệ điều hành là một thành phần quan trọng nhất trong hệ thống các phần mềm trên máy tính, tạo sự liên hệ giữa người sử dụng và máy tính thông qua các lệnh điều khiển. Nếu không có hệ điều hành máy tính sẽ không thể hoạt động được.

Chức năng chính của Hệ điều hành: Hệ điều hành có những chức năng chính sau:

- Thực hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng máy tính

- Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ

- Điều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình,...

- Quản lý tập tin,...

 Hiện nay có 2 dòng hệ điều hành tồn tại cho phép người dùng có thể chọn lựa:

- Hệ điều hành mã nguồn đóng: Là các hệ điều hành thương mại, người dùng phải mua giấy phép bản quyền. Hiện nay hệ điều hành Windows của hãng công nghệ Microsoft là hệ điều hành mã nguồn đóng được sử dụng phổ biến. Các phiên bản của Windows: Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, ….

- Hệ điều hành mã nguồn mở: Là những hệ điều hành miễn phí, người dùng có thể tải về và cài đặt vào máy tính mà không cần phải trả bất kỳ khoản chi phí nào để sử dụng. Các hệ điều hành mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay là hệ điều hành Unix/Linux với các bản phân phối: Ubuntu, Mandriva, Fedora, MintLinux, CentOS, Debian, …

2.1.1. Windows là gì?

Windows (Microsoft Windows) là tên của một họ hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính. Phiên bản Windows đầu tiên được nghiên cứu từ năm 1981 như một bản mở rộng của nền tảng MS-DOS nhằm cạnh tranh với hệ điều hành của đối thủ Apple. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều phiên bản khác nhau, Windows đã dần trở nên phổ biến, nắm giữ hơn 90% thị phần trong thị trường máy tính cá nhân thế giới.

Ưu điểm của hệ điều hành Windows:

 -  Do có ưu thế tuyệt đối về thị phần lên các phiên bản hệ điều hành Windows luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà sản xuất phần cứng và phát triển phần mềm, điều này dẫn đến hệ quả là các thiết bị và ứng dụng hỗ trợ Windows cũng trở nên cực kỳ đa dạng và phong phú;

-  Các phiên bản hệ điều hành Windows tiếp theo luôn được kế thừa những tính năng cơ bản của phiên bản tiền nhiệm, giúp người dùng dễ dàng làm quen và sử dụng;

-  Microsoft luôn cung cấp cho người dùng những gói nâng cấp và cập nhật miễn phí để tối ưu sự ổn định và khả năng bảo mật của thiết bị;

-  Từ phiên bản Windows 8 trở nên, nền tảng Windows đã được thiết kế để hỗ trợ tốt cho các thiết bị màn hình cảm ứng.

Nhược điểm của hệ điều hành Windows:

Nhược điểm lớn nhất của hệ điều hành Windows nằm ở việc nó luôn thu hút sự quan tâm của các tin tặc vì số lượng người dùng quá lớn, vì thế các virus, phần mềm gián điệp, mã độc… đều được viết để hoạt động trên nền tảng này. Việc tăng cường bảo mật yêu cầu người dùng phải cập nhật các bản vá lỗi thường xuyên và đầy đủ.

2.1.2. Khởi động và thoát khỏi Windows

a. Khởi động Windows:

Windows được tự động khởi động sau khi bật nguồn máy tính. Sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng (hình 4.1). Thao tác này gọi là đăng nhập (login).

Sau khi đăng nhập thành công, một màn hình chứa các biểu tượng có thể kích hoạt các ứng dụng sẽ hiển thị, màn hình này được gọi là Start Screen (hình 4.2). Nhấn vào nút Desktop để mở ra màn hình desktop. Mỗi người sử dụng sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như hình nền, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/ chương trình được phép sử dụng, v.v...) gọi là user profile và được Windows lưu giữ lại để sử dụng cho những lần đăng nhập sau.

Text Box: Hình 4.2: Màn hình Start 

b. Thoát khỏi Windows

Trước khi thoát khỏi hệ điều hành, cần phải đóng các chương trình đang mở. Tiếp đến rê chuột vào biên phải của màn hình (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + C) để hiển thị menu đứng bên phải, sau đó nhấn vào nút Settings/Power sau đó chọn Shut downs để tắt máy, chọn Restart để khởi động lại và chọn Sleep để chuyển sang chế độ chờ (tiết kiệm điện năng). (hình 4.3)

Nếu chọn Shutdown, ứng dụng đang chạy sẽ được đóng lại và máy sẽ tự động tắt. Nếu vì một lý do nào đó mà máy tính không sẵn sàng để đóng (chưa lưu dữ liệu cho một ứng dụng hoặc sự trao đổi thông tin giữa hai máy nối mạng đang tiếp diễn v.v..) thì sẽ có thông báo để xử lý.

 

Một máy tính có thể có nhiều người sử dụng chung, mỗi người dùng sẽ được cấp một tài khoản riêng để đăng nhập vào máy tính. Khi đăng nhập thành công Windows sẽ thiết lập lại các thông số đã được lưu trữ trước đây tương ứng với tài khoản đăng nhập. Để thoát khỏi tài khoản người dùng cần thực hiện một thao tác gọi là đăng xuất (Sign out hoặc Logout). Sau khi Sign out, màn hình đăng nhập sẽ được hiển thị và lúc này người dùng khác có thể đăng nhập vào để sử dụng máy tính. Để thực hiện thao tác Sign out người dùng cần phải thực hiện các bước:

-         Mở Start Screen bằng cách click vào góc trái của thanh taskbar hoặc nhấn phím Windows (ÿcó biểu tượng lá cờ) trên bàn phím.

-         Nhấn vào biểu tượng người dùng bên góc trên bên phải của màn hình.

-         Chọn Sign out để đăng xuất

2.1.3. Desktop

Desktop là nơi bắt đầu các hoạt động, nó chứa các biểu tượng để kích hoạt các chương trình, các lối tắt có thể thay đổi thông số thiết lập hệ thống, thông tin về các chương trình đang hoạt động, các trạng thái hiện hành… Nằm cuối màn hình là thanh tác vụ (Taskbar). Trên thanh tác vụ có biểu tượng Internet Explorer, File Explorer, ...

2.1.4. Thanh tác vụ (Taskbar)

Taskbar còn được gọi là thanh tác vụ – nơi chứa các biểu tượng của các chương trình đang chạy hiện thời. Từ những phiên bản Windows thì mặc định thanh Taskbar có vị trí ở phía dưới màn hình Desktop, có dạng thanh ngang và vị trí đầu tiên sẽ chứa nút Start của Windows. Tại đây có thể xem ngày giờ, xem dung lượng pin trên Desktop, điều chỉnh âm lượng, các file đang thực thi...

2.1.5. Menu Start

Nó cung cấp một điểm khởi động trung tâm cho các chương trình máy tính và thực hiện các nhiệm vụ khác. Menu Start cung cấp danh sách các chương trình lồng nhau có thể tùy chỉnh để người dùng chạy chúng, cũng như danh sách tài liệu được mở gần đây nhất, cách tìm tệp và nhận trợ giúp và truy cập vào cài đặt hệ thống.

 

2.1.6. Khởi động và thoát khỏi một ứng dụng

a. Khởi động chương trình ứng dụng

Có nhiều cách để khởi động một chương trình ứng dụng trong Windows:

-         Khởi động từ Start Screen: Nhấn vào vị trí góc bên trái của thanh taskbar hoặc nhấn phím Windows ( ) trên bàn phím, click vào chương trình muốn khởi động.

-         Khởi động bằng lệnh Run: Right_click vào vị trí bên góc trái trên thanh Taskbar và chọn lệnh Run (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + R) sẽ xuất hiện hộp thoại Run như hình 4.11.

Hình 4.11: Hộp thoại Run

ü  Nhập vào tên của chương trình muốn thực thi hoặc Click chọn nút Brown để chọn chương trình.

ü  Chọn OK để khởi động chương trình.

-         Dùng Shortcut để khởi động các chương trình

Double_Click hoặc Right_Click/ Open vào Shortcut của các ứng dụng mà bạn muốn khởi động. Các Shortcut thường được đặt trên màn hình nền Desktop.

-         Khởi động từ các Folder

Khi tên của một chương trình ứng dụng không hiện ra trên menu Start thì cách tiện lợi nhất để bạn khởi động nó là mở từ các Folder, Double_Click hoặc Right_Click/ Open trên biểu tượng của chương trình ứng dụng cần mở.

b. Thoát khỏi chương trình ứng dụng

Để thoát khỏi một ứng dụng ta có thể dùng 1 trong các cách sau đây:

- Nhấn tổ hợp phím Alt + F4

- Click vào nút Close (ở góc trên bên phải của thanh tiêu đề).

- Chọn menu File/ Exit.

- Double_Click lên nút Control Box (ở góc trên bên trái của thanh tiêu đề).

- Click lên nút Control Box. Click chọn Close.

Khi đóng 1 ứng dụng, nếu dữ liệu của ứng dụng đang làm việc chưa được lưu lại thì nó sẽ hiển thị hộp thoại nhắc nhở việc xác nhận lưu dữ liệu (hình 4.12). Thông thường có 3 chọn lựa:

+ Save: lưu dữ liệu và thoát khỏi chương trình ứng dụng.

+ Don’t Save: thoát khỏi chương trình ứng dụng mà không lưu dữ liệu.

+ Cancel: hủy bỏ lệnh, trở về chương trình ứng dụng.

2.1.7. Chuyển đổi giữa các cửa sổ ứng dụng

Để chuyển đổi nhanh chóng giữa các cửa sổ, sử dụng chuột kick chọn cửa sổ chương trình ứng dụng bạn muốn mở, thì bạn có biết sử dụng phím tắt. Tổ hợp phím “Alt” + “Tab” sẽ cho phép chúng ta chuyển đổi các cửa sổ đang mở. Nhấn phím Tab để chọn ứng dụng mong muốn. Sử dụng tổ hợp phím “Alt” + “Ctrl” + “Tab sử dụng các mũi tên sang trái hoặc phải để lựa chọn cửa sổ thích hợp.

2.1.8. Thu nhỏ một cửa sổ, đóng cửa sổ một ứng dụng

- Thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên Taskbar: Click lên nút Minimize §

- Di chuyển cửa sổ: Drag thanh tiêu đề cửa sổ (Title bar) đến vị trí mới.

- Thay đổi kích thước của cửa sổ: Di chuyển con trỏ chuột đến nút cạnh hoặc nút góc của cửa sổ, khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai chiều thì Drag chuột để thay đổi kích thước.

- Phóng to cửa sổ ra toàn màn hình: Click lên nút Maximize  .

- Phục hồi kích thước trước của cửa sổ: Click lên nút Restore ..

2.2. Quản lý thư mục và tập tin

2.2.1. Khái niệm thư mục và tập tin

Tập tin (File) là một tập hợp các thông tin do người dùng tạo ra từ máy vi tính, các thông tin này là một hay nhiều chuổi ký tự, ký hiệu được mã hóa.

Nội dung của tập tin chỉ có thể xem được khi được mở bằng chính chương trình ứng dụng đã tạo ra nó hoặc các chương trình khác nếu có hỗ trợ chức năng xem tập tin đó. Nếu bạn không dùng đúng chương trình để mở tập tin thì se chỉ thấy các ký tự đã được mã hóa.

Tập tin được đặt tên và lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ như dĩa cứng, dĩa mềm, dĩa CD/DVD-ROM, USB,...

Tên tập tin bao gồm phần tên và phần mở rộng (đuôi, dùng để phân loại tập tin) được phân cách bởi dấu chấm (.). Ban đầu tên tập tin chỉ bao gồm 8 ký tự và phần mở rộng là 3 ký tự

Trong hệ điều hành Windows, tên tập tin chữ hoa và chữ thường là như nhau. Một số hệ điều hành phân biệt tên tập tin chữ hoa và chữ thường là khác nhau.

-         Tập tin ứng dụng (Application file): kiểu tập tin có những chỉ dẫn chi tiết cho bộ xử lý phải thực hiện những nhiệm vụ gì, thường được lưu trong một thư mục được đặt tên cho chương trình đó, và thường nằm trong thư mục Program Files trong ổ cứng.

-         Tập tin dữ liệu (Data File): kiểu tập tin chứa dữ liệu được nhập và lưu lại từ một trong các chương trình ứng dụng trong máy tính.

-         Tập tin hệ thống (System file): chứa chỉ dẫn chi tiết cho bộ vi xử lý phải thực hiện những nhiệm vụ gì, ngoại trừ việc chúng là một phần của hệ điều hành.

Phần mở rộng của một số tập tin thông dụng: doc, docx - Tập tin văn bản (có định dạng);txt  - Tập tin văn bản dạng thô (không có định dạng); pdf - Tập tin tài liệu di động; jpg, jpeg, gif, png, bmp, tiff - Tập tin hình ảnh; mp3,wav, wma, mp4, avi, mpeg, mov - Tập tin âm thanh; htm, htm - Tập tin siêu văn bản (trang web); zip, rar - Tập tin nén

Thư mục (Folder, Directory) là một dạng tập tin đặc biệt có công dụng như là một ngăn chứa, được dùng trong việc quản lý và sắp xếp các tập tin. Thư mục có thể chứa các tập tin và các thư mục phụ (Sub Folder) bên trong, các thư mục phụ này cũng có thể chứa thêm các tập tin và các thư mục phụ khác nữa... Có thể tạo nhiều thư mục dùng để chứa các tập tin khác nhau giúp phân loại chúng để thuận tiện trong việc tìm kiếm, sử dụng. thư mục có thể được đặt tên tùy ý nhưng không cần phải có phần mở rộng, độ dài của tên cũng tùy thuộc vào hệ thống tập tin và Hệ điều hành, trong một số trường hợp có thể đặt tên có dấu tiếng Việt.

Tổ chức các tập tin và thư mục trên đĩa được gọi là một thư mục (directory) hoặc một cây thưc mục (directory tree). Mức cao nhất của bất kỳ thư mục nào trên ổ đĩa được gọi là thư mục gốc (root folder hoặc root directory). Luôn đại diện bởi tên ổ đĩa và sau bởi :\

2.2.2. Xem, thay đổi thuộc tính (Attributes) cho thư mục và tập tin:

Trong quá trình duyệt thư mục và tập tin, nếu bạn không thấy những thư mục hoặc tập tin mà đã tồn tại là do đối tượng này có thuộc tính ẩn (hidden). Để hiển thị các thư mục hoặc tập tin ẩn, thực hiện như sau:

-         Click Start/Setting/ Folder options hoặc trong cửa sổ Windows Explore chọn mục menu View/Folder options

-         Trong hộp thoại Folder option chọn Tab View và kích chọn vào tùy chọn Show all files và click OK.

Để xem hoặc thiết lập thuộc tính cho thư mục hoặc tập tin, right click tại đối tượng chọn Properties. Hộp thoại Properties hiển thị như sau:

Trong phần Atrributes, gồm có 4 thuộc tính: Read-only (chỉ đọc), Archive (lưu trữ), hidden (ẩn) và system (hệ thống)

2.2.3. Tạo, đổi tên tập tin và thư mục, thay đổi trạng thái và hiển thị thông tin về tập tin

a. Tạo thư mục:

- Chọn nơi chứa thư mục (thư mục/ ổ đĩa) ở cửa sổ bên trái.

- Chọn tab Home/New Folder hoặc Right_Click vào chỗ trống ở cửa sổ bên phải và chọn New/ Folder.

- Nhập tên thư mục mới, sau đó gõ Enter để kết thúc.

b. Đổi tên thư mục và tập tin

- Chọn đối tượng muốn đổi tên

- Thực hiện lệnh Home/Rename hoặc nhấn phím F2 hoặc Right_Click vào đối tượng và chọn lệnh Rename

- Nhập tên mới, sau đó gõ Enter để kết thúc.

Ghi chú: với tập tin đang sử dụng thì các thao tác di chuyển, xóa, đổi tên không thể thực hiện được.

c. Thay đổi thuộc tính tập tin và thư mục

- Nhấn chuột phải lên đối tượng muốn thay đổi thuộc tính và chọn lệnh Properties

- Thay đổi các thuộc tính.

- Chọn Apply để xác nhận thay đổi, ngược lại thì nhấn Cancel.

2.2.4. Chọn, sao chép, di chuyển tập tin và thư mục

a. Chọn tập tin/ thư mục

- Chọn một tập tin/ thư mục: Click chuột vào biểu tượng tập tin/ thư mục.

- Chọn một nhóm tập tin/ thư mục: có thể thực hiện theo 2 cách:

·        Các đối tượng cần chọn nằm liền kề với nhau: Click chuột chọn đối tượng đầu danh sách, sau đó ấn giữ phím Shift và click chọn đối tượng cuối danh sách.

·        Các đối tượng cần chọn nằm rời rạc nhau: nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt click chọn các đối tượng

b. Sao chép thư mục và tập tin

Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép và thực hiện một trong hai cách sau:

·        Cách 1: Nhấn giữ phím Ctrl và Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần chép.

·        Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C (hoặc chọn tab Home/ Copy hoặc Right_Click và chọn Copy) để chép vào Clipboard, sau đó chọn thư mục/ổ đĩa cần chép đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Home/ Paste hoặc Right_Click và chọn Paste).

c. Di chuyển thư mục và tập tin

Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển và thực hiện một trong hai cách sau:

·        Cách 1: Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần di chuyển.

·        Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X (hoặc chọn tab Home / Cut hoặc Right_Click và chọn Cut) để chép vào Clipboard, sau đó chọn thư mục/ổ đĩa cần di chuyển đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Home / Paste hoặc Right_Click và chọn Paste).

2.2.5. Xóa, khôi phục tập tin và thư mục

a. Xóa thư mục và tập tin

- Chọn các thư mục và tập tin cần xóa.

- Chọn Home/Delete hoặc Nhấn phím Delete hoặc Right_Click và chọn mục Delete.

- Xác nhận có thực sự muốn xóa hay không (Yes/ No)

b. Phục hồi thư mục và tập tin

Các đối tượng bị xóa được đưa vào Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các đối tượng đã xóa, bạn thực hiện các thao tác sau đây:

- Double_Click lên biểu tượng Recycle Bin trên màn hình nền Desktop.

- Chọn đối tượng cần phục hồi.

- Thực hiện lệnh Restore selected items trên thanh menu hoặc Right_Click và chọn mục Restore.

Ghi chú:

- Nếu muốn xóa hẳn các đối tượng, ta thực hiện thao tác xóa một lần nữa đối với các đối tượng ở trong Recycle Bin.

- Nếu muốn xóa hẳn tất cả các đối tượng trong Recycle Bin, Right_Click lên biểu tượng Recycle Bin và chọn mục Empty Recycle Bin.

- Nếu muốn lựa chọn việc xóa tạm thời hay xóa không cho phục hồi và xuất hiện hay không xuất hiện hộp thoại xác định khi xóa, Right_Click lên biểu tượng Recycle Bin và chọn Properties

2.2.6. Tìm kiếm tập tin và thư mục

Công cụ tìm kiếm (Search) được tích hợp sẵn với hệ điều hành và nó cũng được thay đổi trong các phiên bản của Windows.

Cách 1: Để tìm kiếm File bạn chỉ cần mở cửa sổ Windows Explorer ra và nhập vào ô tìm kiếm ở phía trên cùng góc tay phải màn hình. Đối với Windows  thì công cụ tìm kiếm chỉ tìm kiếm các File có trong thư mục mà bạn đang mở, ví dụ bạn mở ổ C thì công cụ tìm kiếm chỉ tìm các File trong ổ C.

Cách 2: Để tìm kiếm ở chế độ nâng cao (tìm toàn bộ trên máy tính) bạn làm theo cách sau:

Từ Menu Start nhập từ khóa vào ô tìm kiếm sau đó Click chuột vào “See more result” thì sẽ hiển thị ra tất cả những File có liên quan đến từ khóa có trên máy tính.

Cách 3: Để tìm kiếm File theo các tùy chọn như ngày tháng kiểu file kích thước file…

Bạn nhập từ khóa vào ô tìm kiếm trên Windows Explorer sau đó click vào Date ModifiedSize để tìm kiếm theo ngày sửa và kích thước của File.

2.3. Một số phần mềm tiện ích

2.3.1. Phần mềm nén, giải nén tập tin

Giả sử bạn muốn gởi nhiều tập tin và thư mục tới địa chỉ email của một người, nhưng bạn không muốn gởi các tập tin và thư mục riêng biệt. Bạn có thể thực hiện bằng cách nén các tập tin và thư mục lại thành một tập tin nén và gởi tới người nhận. Người nhận có thể giải nén tập tin nén này để nhận các tập tin và thư mục ban đầu. WinRar là một chương trình nén dữ liệu và giải nén thông dụng hiện nay. WinRar hỗ trợ rất nhiều định dạng nén khác nhau: RAR, ZIP, CAB, ARJ, …. WinRAR còn có thêm tính năng tạo file nén thực thi (Self-extracting), file này có thể giải nén dữ liệu ở các máy không cài đặt chương trình giải nén. Ngoài ra, WinRar cho phép người dùng cắt file nén ra nhiều phần và đặt mật khẩu để bảo vệ tính riêng tư cho file nén.

 

2.3.2. Phần mềm diệt virus

Phần mềm diệt vi-rút hay phần mềm chống phần mềm độc hại là công cụ tìm kiếm các ứng dụng chạy trên PC mà lẽ ra chúng không nên có ở đó. Nó sử dụng một số phương pháp để phân biệt giữa tài liệu Word mà bạn đang chỉnh sửa và một phần mềm khó chịu sẽ làm phát sinh quảng cáo gây phiền toái hoặc ăn cắp thông tin ngân hàng của bạn. Nó thậm chí có thể phát hiện các ứng dụng hợp pháp bị tấn công bởi virus.

Một số phần mềm diệt vi-rút sử dụng tính năng bảo vệ "trực tiếp" để tự động chặn vi-rút và phần mềm độc hại đó khởi chạy, thậm chí ngăn bạn truy cập trang web hoặc mở một email có thể chứa vi-rút. Các công cụ khác, được gọi là công cụ khắc phục, cung cấp chức năng quét và phải được khởi chạy để làm sạch lây nhiễm độc hại sau khi chúng bị bắt giữ.

Khi phần mềm diệt vi-rút tìm thấy một chương trình độc hại trên hệ thống của bạn, nó thường sẽ cung cấp các tùy chọn: kiểm dịch- làm cho chúng không thể hoạt động như dự định - hoặc xóa hoàn toàn.

Các hệ điều hành hiện đại đi kèm với một số tính năng bảo vệ tích hợp như tường lửa hoặc Windows Defender giúp ngăn chặn vi-rút hình thành trên hệ thống của bạn. Nếu bạn luôn cẩn trọng trong cách sử dụng thiết bị và tránh xa các liên kết, tệp đính kèm và trang web mờ ám hoặc thậm chí hoạt động trên máy ảo thì bạn có thể an toàn khỏi hầu hết các mối đe dọa về vi-rút.

Một số chương trình chống vi rút bao gồm: các phiên bản Antivirus Free Edition của BitDefender và Avast Free Antivirus, BKAV.

Phương pháp phổ biến nhất phần mềm diệt vi-rút sử dụng: Dấu hiệu vi phạm Là phương pháp được thử nghiệm, kiểm tra và gây nhiều tranh cãi nhất trong các phương pháp được sử dụng để chống vi-rút và phần mềm độc hại, phát hiện dựa trên dấu hiệu vi phạm tìm kiếm mã kỹ thuật số cụ thể của vi-rút và nếu nó phát hiện ra, nó sẽ cách ly hoặc xóa bỏ chúng. Phát hiện hành vi là Phân tích hành vi tìm kiếm các phần mềm cố gắng thực hiện các chức năng này và thậm chí khi các ứng dụng này mới chỉ ở mức tiềm năng sẽ thực hiện, sau đó cách ly hoặc xóa bỏ chúng. Học máy là sử dụng học máy có thể phân tích mã ứng dụng và quyết định dựa trên sự hiểu biết của nó về các chương trình độc hại và lành tính, cho dù phần mềm cụ thể đó có nguy hiểm hay không. Đó là một giải pháp trí thông minh nhân tạo hiệu quả và khi được sử dụng kết hợp với các giao thức bảo mật khác, nó đã tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc chống lại các mối đe dọa mới và cũ.

2.4. Sử dụng tiếng Việt

Để sử dụng được tiếng Việt trong hệ điều hành Windows thì cần phải cài đặt thêm các font chữ tiếng Việt và phần mềm gõ tiếng Việt.

2.4.1. Các bộ mã tiếng Việt

Mỗi Font chữ sẽ đi kèm với một bảng mã tương ứng, do đó khi soạn thảo tiếng Việt, bạn phải chọn bảng mã phù hợp với font chữ mà bạn đang sử dụng, nếu chọn không đúng thì văn bản bạn nhập vào sẽ không được hiển thị như ý muốn. Các bộ Font chữ thông dụng hiện nay là:

·        Bộ Font VNI: đây là bộ Font chữ khá đẹp, gồm nhiều Font chữ, tên Font chữ bắt đầu bằng chữ VNI.

·        Bộ Font Vietware: bộ Font chữ Vietware có hai họ: các Font chữ có tên bắt đầu bằng chữ SVN là họ Font chữ 1 byte, các Font chữ có tên bắt đầu bằng chữ VN là họ Font 2 byte.

·        Bộ Font TCVN3: bộ Font chữ này thường đi kèm với phần mềm gõ tiếng Việt ABC, đây là bộ Font chuẩn của quốc gia, tên Font chữ bắt đầu bằng ký tự "." (dấu chấm).

·        Bộ Font Unicode: vì mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng nên việc sử dụng 1 loại Font chữ mà có thể hiển thị được tất cả các ngôn ngữ là điều mong muốn của các chuyên gia về công nghệ thông tin vì nó thuận tiện cho việc xử lý thông tin.

Sự ra đời của bộ Font Unicode đã cho phép tích hợp tất cả các ký tự của các ngôn ngữ trong 1 Font chữ duy nhất. Hiện tại, đây là Font chữ chuẩn của nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, khi học cũng như khi sử dụng tiếng Việt trên máy tính bạn nên chọn bộ Font Unicode

2.4.2. Cách thức nhập tiếng Việt

Có nhiều kiểu gõ tiếng Việt trong Windows. Vì bàn phím chúng ta đang dùng không có sẵn các ký tự tiếng Việt nên để gõ được các ký tự tiếng Việt như ô, ư, ê.. thì chúng ta phải sử dụng các tổ hợp phím. Mỗi kiểu gõ tiếng Việt đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, hai kiểu gõ thông dụng nhất là kiểu gõ Telex và VNI.

Qui tắc gõ các tổ hợp phím cho kiểu gõ Telex và VNI:

Ví dụ: muốn gõ chữ cần thơ

Kiểu Telex: caanf thow hoặc caafn thow

Kiểu VNI : ca6n2 tho7 hoặc ca62n tho7

2.4.3. Chọn phần mềm nhập tiếng Việt

Các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng như ABC, Vietware, Vietkey, Unikey trong đó phần mềm Unikey được ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm hơn so với các phần mềm khác.

Click chuột vào biểu tượng của Unikey (trên thanh Taskbar) để bật/ tắt chế độ gõ tiếng Việt, nếu biểu tượng là thì chế độ gõ tiếng Việt đang bật, là thì chế độ gõ tiếng Việt đang tắt. Bạn cũng có thể sử dụng tổ Ctrl + Shift để bật/ tắt chế độ gõ tiếng Việt

2.5. Sử dụng máy in

Các bước sử dụng máy in

Bước 1: Cài đặt máy in với máy chủ.

Bạn cắm dây nguồn kết nối máy in với máy chủ. Mỗi máy in đều có Driver riêng kèm theo máy in. Do đó, nếu bị thất lạc thì bạn có thể tìm kiếm trên Google để cài đặt lại nhé.

Bước 2: Thiết lập quyền chia sẻ máy in với các máy còn lại

Bạn vào Star ---> Control Panlel ---> Printers and Device or Printers and Faxes.

Tiếp theo, chọn thiết bị máy in ---> bấm chuột phải chọn Sharing ---> tích vào ô Share this Printer ---> Apply ---> OK là bạn đã chia sẻ thành công.

Bước 3: Kết nối hệ thống máy tính với máy in

Các máy cùng hệ thống có thể sử dụng máy in, do đó, bạn có thể kết nối máy in với nhiều máy tính để sử dụng tiện lợi hơn bằng cách:

Kết nối mạng nội bộ ---> Control panel ---> Printers and Davices ---> And a network để máy in được chia sẻ và bắt đầu sử dụng bình thường.

Bước 4: Tiến hành in tài liệu

Sau khi cài đặt xong, các bạn chỉ cần thực hiện thao tác in ấn nữa là xong xuôi.

Bạn mở file tài liệu ra ---> nhấn Ctrl + P, xuất hiện hộp thoại như bên dưới:

Chọn tên máy in Printer:

In văn bản

Chú ý tới một số chức năng sau đây khi sử dụng máy in:

-         Copies: Là số lượng bản in tùy chọn.

-         Printer Properties: Tùy chọn nâng cao cho việc in ấn của máy in. Ở phần này, để nâng cao chất lượng bản in bạn có thể sử dụng Tab Quality với chế độ Standard hay chế độ Draft...

-         Print All Pages bao gồm: Print All Pages hoặc Print Curet Page. Sau đó, đánh số trang để in.

-         Print One Sided: In một mặt và in 2 mặt tích hợp tùy màu in có tính năng in 2 mặt hay không.

-         Collated: Dùng để đóng luôn một tập văn bản với số lượng lớn hoặc in theo từng trang.

-         Portrait/ Lanscape Orientation: Lựa chọn bản in dọc hay in ngang.

-         A4/ Letter: Chọn loại kích thước phù hợp cho khổ giấy in A4 hoặc A3...

-         Magins: Lựa chọn căn lề cho bản in với kiểu định dạng Normal, căn lề tùy chọn.

-         Page Per Sheet: Lựa chọn in gộp luôn các trang in của văn bản lại trong một page

Sau đó bạn chọn các thông số rồi nhấn OK, chờ cho bản in ra ở khe ra của máy in là bạn đã thực hiện việc in ấn thành công.

3. BÀI TẬP

Trong Windows, thực hiện các yêu cầu sau:

1./ Thao tác với các cửa sổ:

- Mở cửa sổ Microsoft Word, Paint. Thực hiện các thao tác: phóng to, phục hồi, thu nhỏ, thay đổi kích thước, di chuyển cửa sổ sang vị trí mới trên màn hình Desktop.

- Mở tiếp hai cửa sổ Computer và Microsoft Excel. Chuyển đổi qua lại giữa ba cửa sổ (dùng phím tắt Alt+Tab hoặc click chuột vào các biểu tượng của các ứng dụng trên thanh Taskbar).

- Đóng các cửa sổ đang mở.

2./ Mở cửa sổ File Explorer, thực hiện các yêu cầu sau:

a./ Cho biết máy tính có bao nhiêu ổ đĩa ? bao nhiêu đĩa CD/DVD?

b./ Chọn ổ đĩa C cho biết các thông tin sau:

- Cho biết tên ổ đĩa.

- Tổng dung lượng của ổ đĩa. Dung lượng còn trống.

3./ Cho biết trong thư mục C:\Windows:

- Có bao nhiêu tập tin? Có bao nhiêu thư mục?

- Tổng dung lượng của các tập tin và thư mục trong thư mục Windows?

- Mở thư mục C:\Windows làm thư mục hiện hành, thay đổi các kiểu hiển thị và cho nhận xét:  Extra large icons; Small icons; List; Details;

- Chọn chế độ hiển thị Details và sắp xếp các tập tin thư mục theo: Date create tăng dần; Size giảm dần;

- Mở thư mục C:\ làm thư mục hiện hành

ü  Có bao nhiêu tập tin và thư mục trong C:\

ü  Bỏ chọn mục Hidden items, cho biết số lượng tập tin và thư mục trong C:\

ü  Bỏ chọn File name extensions và cho nhận xét.

4./ Tạo lối tắt (Shortcut):

- Mở cửa sổ File Explorer, di chuyển tới thư mục C:\Windows\System32

- Right_Click vào tập tin SnippingTool.exe, click chọn Send to, chọn Desktop (create

shortcut) để tạo lối tắt cho công cụ chụp ảnh màn hình Snipping.

- Tương tự, tiến hành tạo lối tắt cho các chương trình ứng dụng vẽ mspaint.exe trong thư

mục C:\Windows\System32.

- Right_Click vào lối tắt mspaint.exe, chọn lệnh Properties. Click vào hộp thoại Shortcut key và nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+H.

- Gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+H và nhận xét.

5./ Nén dữ liệu

- Sử dụng chương trình nén dữ liệu WinRar để nén thư mục Documents với tên là nen_file.rar chứa ở ổ đĩa D:\

- Kiểm tra dung lượng của tập tin nén nen_file.rar sau khi nén xong.

- Giải nén toàn bộ tập tin nén nen_file.rar ra màn hình Desktop. Kiểm tra lại số lượng và dung lượng của các thư mục sau khi giải nén có khác với trước khi giải nén không?

6./ Tạo cây thư mục như hình bên, sau đó thực hiện:

 

- Đổi tên thư mục DTKH → DE TAI KHOA HOC

- Đổi tên thư mục HT → HOC TAP

- Tạo thêm 2 thư mục Word và Excel bên trong thư mục HOC TAP.

- Mở ứng dụng Microsoft Word và thực hiện các yêu cầu:

▪ Nhập vào đoạn văn bản sau và lưu (chọn File\Save) vào thư mục VAN BAN với tên BT1.DOC (hoặc BT1.DOCX):

Thẫn thờ giữa buổi trưa hè

Chạnh lòng thương những tiếng ve học trò

▪ Mở cửa sổ văn bản mới, nhập đoạn văn bản sau và lưu vào thư mục TAI LIEU với tên BT2.DOC (hoặc BT2.DOCX):

Phượng hồng nhớ đến ngẩn ngơ

Tuổi thơ trong sáng bây giờ lùi xa.

- Sao chép tập tin BT1.DOC trong thư mục VAN BAN sang thư mục TAI LIEU

- Di chuyển các tập tin trong thư mục TAI LIEU sang LUU TRU

- Đổi tên các tập tin trong thư mục LUU TRU:

BT1.DOC → BAITAP1.DOC; BT2.DOC → BAITAP2.DOC

- Mở 2 tập tin BAITAP1.DOC, BAITAP2.DOC trong thư mục LUU TRU để xem nội dung (Double_Click vào 2 tập tin để mở).

- Mở thêm cửa sổ Word mới, sao chép nội dung của 2 tập tin BAITAP1.DOCBAITAP2.DOC dán vào, lưu vào thư mục VAN BAN lại với tên BAITAP3.DOC. Đóng các cửa sổ Word đang mở.

- Sao chép tất cả các tập tin có trong thư mục LUU TRU sang thư mục VAN BAN.

- Xóa thư mục LUU TRU. Mở Recycle Bin và phục hồi thư mục bị xóa LUU TRU

 

 

Ngày:19/02/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM