BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ
BẢN VỀ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
1.1 Cấu trúc và phân loại hệ thống truyền động điện
Truyền động cho một
máy, một dây chuyền sản xuất mà dùng năng lượng điện thì gọi là truyền động
điện (TĐĐ).
Hệ truyền động điện
là một tập hợp các thiết bị như: thiết bị điện, thiết bị điện từ, thiết bị điện
tử, cơ, thủy lực phục vụ cho việc biến đổi điện năng thành cơ năng cung cấp cho
cơ cấu chấp hành trên các máy sản xuất, đồng thời có thể điều khiển dòng năng
lượng đó theo yêu cầu công nghệ của máy sản xuất.
Về cấu trúc, một hệ
thống TĐĐ nói chung bao gồm các khâu:
Hình 1.1 cấu trúc hệ TDD
1. BBĐ:
Bộ biến đổi, dùng để biến đổi loại dòng điện (xoay chiều thành một chiều hoặc
ngược lại), biến đổi loại nguồn (nguồn áp thành nguồn dòng hoặc ngược lại),
biến đổi mức điện áp (hoặc dòng điện), biến đổi số pha, biến đổi tần số...
Các
BBĐ thường dùng là máy phát điện, hệ máy
phát - động cơ (hệ F-Đ), các chỉnh lưu không điều khiển và có điều khiển, các
bộ biến tần...
2. Đ: Động cơ điện,
dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng
hay cơ năng thành điện năng (khi hãm điện).
Các
động cơ điện thường dùng là: động cơ xoay chiều KĐB ba pha rôto dây quấn hay
lồng sóc; động cơ điện một chiều kích từ song song, nối tiếp hay kích từ bằng
nam châm vĩnh cữu; động cơ xoay chiều đồng bộ...
3. TL: Khâu truyền
lực, dùng để truyền lực từ động cơ điện đến cơ cấu sản xuất hoặc dùng để biến
đổi dạng chuyển động (quay thành tịnh tiến hay lắc) hoặc làm phù hợp về tốc độ,
mômen, lực. Để truyền lực, có thể dùng các bánh răng, thanh răng, trục vít,
xích, đai truyền, các bộ ly hợp cơ hoặc điện từ...
4. CCSX:
Cơ cấu sản xuất hay cơ cấu làm việc, thực hiện các thao tác sản xuất và công
nghệ (gia công chi tiết, nâng - hạ tải trọng, dịch chuyển...).
5. ĐK: Khối điều
khiển, là các thiết bị dùng để điều khiển bộ biến đổi BBĐ, động cơ điện Đ, cơ
cấu truyền lực. Khối điều khiển bao gồm các cơ cấu đo lường, các bộ điều chỉnh
tham số và công nghệ, các khí cụ, thiết bị điều khiển đóng cắt có tiếp điểm
(các rơle, công tắc tơ) hay không có tiếp điểm (điện tử, bán dẫn). Một số hệ
TĐĐ TĐ khác có cả mạch ghép nối với các thiết bị tự động khác như máy tính điều
khiển, các bộ vi xử lý, PLC...
Các thiết bị đo
lường, cảm biến (sensor) dùng để lấy các tín hiệu phản hồi có thể là các loại
đồng hồ đo, các cảm biến từ, cơ, quang...
Một hệ thống TĐĐ
không nhất thiết phải có đầy đủ các khâu nêu trên. Tuy nhiên, một hệ thống TĐĐ
bất kỳ luôn bao gồm hai phần chính:
Phần lực: Bao gồm bộ biến đổi và động cơ điện.
Phần điều khiển. Một hệ thống truyền động điện được gọi là hệ hở khi
không có phản hồi, và được gọi là hệ kín khi có phản hồi, nghĩa là giá trị của
đại lượng đầu ra được đưa trở lại đầu vào dưới dạng một tín hiệu nào đó để điều
chỉnh lại việc điều khiển sao cho đại lượng đầu ra đạt giá trị mong muốn.
Người ta phân loại các hệ truyền động điện theo nhiều cách
khác nhau tùy theo đặc điểm của động cơ điện sử dụng trong hệ, theo mức độ tự động
hoá, theo đặc điểm hoặc chủng loại thiết bị của bộ biến đổi... Từ cách phân loại
sẽ hình thành tên gọi của hệ.
a) Theo đặc điểm của động cơ điện
Truyền động điện
một chiều:
Dùng động cơ điện một chiều. Truyền động điện một chiều sử dụng cho các máy có
yêu cầu cao về điều chỉnh tốc độ và mômen, nó có chất lượng điều chỉnh tốt.
Tuy nhiên, động cơ
điện một chiều có cấu tạo phức tạp và giá thành cao, hơn nữa nó đòi hỏi phải có
bộ nguồn một chiều, do đó trong những trường hợp không có yêu cầu cao về điều
chỉnh, người ta thường chọn động cơ KĐB để thay thế.
Truyền động điện
không đồng bộ:
Dùng động cơ điện xoay chiều không đồng bộ. Động cơ KĐB ba pha có ưu điểm là có
kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, vận hành an toàn, sử dụng nguồn cấp trực tiếp từ
lưới điện xoay chiều ba pha.
Tuy nhiên, trước
đây các hệ truyền động động cơ KĐB lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ do việc điều chỉnh
tốc độ động cơ KĐB có khó khăn hơn động cơ điện một chiều.
Trong những năm gần
đây, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp chế tạo các thiết bị bán dẫn công
suất và kỹ thuật điện tử tin học, truyền động không đồng bộ phát triển mạnh mẽ
và được khai thác các ưu điểm của mình, đặc biệt là các hệ có điều khiển tần
số.
Những hệ này đã đạt
được chất lượng điều chỉnh cao, tương đương với hệ truyền động một chiều.
Truyền động điện
đồng bộ:
Dùng động cơ điện xoay chiều đồng bộ ba pha. Động cơ điện đồng bộ ba pha trước
đây thường dùng cho loại truyền động không điều chỉnh tốc độ, công suất lớn
hàng trăm KW đến hàng MW (các máy nén khí, quạt gió, bơm nước, máy
nghiền.v.v..).
b) Theo tính năng điều chỉnh:
Truyền động không điều chỉnh: Động cơ chỉ quay máy sản xuất với một tốc độ nhất định.
Truyền có điều chỉnh: Trong loại này, tuỳ thuộc yêu cầu công nghệ mà ta có truyền động điều
chỉnh tốc độ, truyền động điều chỉnh mômen, lực kéo và truyền động điều chỉnh
vị trí.
c) Theo thiết bị biến đổi:
Hệ máy phát - động
cơ (F-Đ): Động
cơ điện một chiều được cấp điện từ một máy phát điện một chiều (bộ biến đổi máy
điện). Thuộc hệ này có hệ máy điện khuếch đại - động cơ (MĐKĐ - Đ), đó là hệ có
BBĐ là máy điện khuếch đại từ trường ngang.
Hệ chỉnh lưu - động
cơ (CL - Đ):
Động cơ một chiều được cấp điện từ một bộ chỉnh lưu (BCL). Chỉnh lưu có thể
không điều khiển (Điôt) hay có điều khiển (Thyristor)...
d) Một số cách phân loại khác:
Ngoài các cách phân
loại trên, còn có một số cách phân loại khác như truyền động đảo chiều và không
đảo chiều, truyền động đơn (nếu dùng một động cơ) và truyền động nhiều động cơ
(nếu dùng nhiều động cơ để phối hợp truyền động cho một cơ cấu công tác),
truyền động quay và truyền động thẳng,...
1.2 Đặc tính cơ của truyền động điện
Đặc tính cơ biểu
thị mối quan hệ giữa tốc độ quay và mômen quay:
= f(M) hoặc n = F(M) Trong đó:
- Tốc độ góc (rad/s).
n - Tốc độ quay (vg/ph). M - Mômen
(N.m).
Đặc
tính cơ của máy sản xuất là quan hệ giữa tốc độ quay và mômen cản của máy sản
xuất: Mc
= f(
).
Đặc tính cơ của máy
sản xuất rất đa dạng, tuy nhiên phần lớn chúng được biếu diễn dưới dạng biểu
thức tổng quát:
(1-1)
Trong đó:
là mômen cản của cơ cấu SX ứng với tốc độ
.
là mômen cản của cơ cấu SX ứng với tốc độ
= 0.
là mômen cản của cơ cấu SX ứng với tốc độ
định mức
Hình 1.2 Đặc tính cơ của cơ cấu sản xuất ứng
với các trường hợp máy sản xuất khác nhau
Ta có các trường hợp số mũ q ứng với các trường hợp tải:
q
|
Mc
|
P
|
Loại Tải
|
-1
|
~
|
Const
|
Ứng với trường hợp đặc tính cơ của cơ cấu máy quấn dây,
cuốn giấy, cơ cấu truyền động chính của các máy cắt gọt kim loại như máy
tiện.
|
0
|
Const
|
|
Các cơ cấu nâng-hạ, băng tải, máy nâng vận
chuyển, truyền động ăn dao máy gia công kim loại.
|
1
|
|
|
Máy phát điện một chiều với tải thuần trở.
|
2
|
|
|
Đặc tính cơ của các máy thủy khí: bơm, quạt, chân vịt
tàu thủy...
|
Đặc tính cơ của động
cơ điện là quan hệ giữa tốc độ quay và mômen của động cơ:
=f(M).
Đặc tính cơ của
động cơ điện chia ra đặc tính cơ tự nhiên và đặc tính cơ nhân tạo. Dạng đặc
tính cơ của mỗi loại động cơ khác nhau thì khác nhau và sẽ được phân tích trong
chương 2.
Đặc tính cơ tự nhiên: Đó là quan hệ
= f(M) của động cơ điện khi các thông số như
điện áp, dòng điện... của động cơ là định mức theo thông số đã được thiết kế
chế tạo và mạch điện của động cơ không nối thêm điện trở, điện kháng...
Đặc tính cơ nhân tạo: Đó là quan hệ
= f(M) của động cơ điện khi các thông số điện
không đúng định mức hoặc khi mạch điện có nối thêm điện trở, điện kháng... hoặc
có sự thay đổi mạch nối. Ngoài đặc tính cơ, đối với động cơ điện một chiều
người ta còn sử dụng đặc tính cơ điện. Đặc tính cơ điện biểu diễn quan hệ giữa
tốc độ và dòng điện trong mạch động cơ :
= f(I) hay n = f(I). (1-2)
Trong hệ TĐĐ bao
giờ cũng có quá trình biến đổi năng lượng điện - cơ. Chính quá trình biến đổi
này quyết định trạng thái làm việc của động cơ điện. Người ta định nghĩa như sau: Dòng công suất
điện
có giá trị dương nếu như nó có chiều truyền
từ nguồn đến động cơ và từ động cơ biến đổi công suất điện thành công suất cơ
=
M.
cấp cho máy SX (sau khi đã có tổn thất
P).
Công suất cơ
có giá trị dương nếu mômen động cơ sinh ra
cùng chiều với tốc độ quay, có giá trị âm khi nó truyền từ máy sản xuất về động
cơ và mômen động cơ sinh ra ngược chiều tố độ quay.
Công suất điện
Pđiện có giá trị âm nếu nó có chiều từ
động cơ về nguồn. Tuỳ thuộc vào biến đổi năng lượng trong hệ mà ta có trạng
thái làm việc của động cơ gồm: Trạng thái động cơ và trạng thái hãm. Trạng thái
hãm và trạng thái động cơ được phân bố trên đặc tính cơ
(M) ở 4 góc phần tư như sau:
˗
Ở
góc phần thứ I, III: Trạng thái động cơ.
˗
Ở
góc phần thứ II, IV: Trạng thái hãm.
Hình 1.3 Các trạng
thái làm việc của động cơ điện
Để đánh giá và so
sánh các đặc tính cơ, người ta đưa ra khái niệm độ cứng đặc tính cơ
và được tính:
(1-3)
Hình 1.4 Độ cứng đặc tính cơ
Nếu |
|
bé thì đặc tính cơ là mềm (|
| < 10).
Nếu |
| lớn thì đặc tính cơ là cứng (|
| = 10-100).
Khi |
| =
thì đặc tính cơ là nằm ngang và tuyệt đối
cứng.
Đặc tính cơ có
độ cứng
càng lớn thì tốc độ càng ít bị thay đổi khi
mômen thay đổi. ở trên hình vẽ, đường đặc tính cơ 1 cứng hơn đường đặc tính cơ
2 nên với cùng một biến động
M
thì đặc tính cơ 1 có độ thay đổi tốc độ
nhỏ hơn độ thay đổi tốc độ
cho bởi đặc tính cơ 2.
Trong hệ thống
TĐĐ, động cơ điện có nhiệm vụ cung cấp động lực cho cơ cấu sản xuất. Các cơ cấu
sản xuất của mỗi loại máy có các yêu cầu công nghệ và đặc điểm riêng.
Máy sản xuất
lại có rất nhiều loại, nhiều kiểu với kết cấu rất khác biệt. Động cơ điện cũng
vậy, có nhiều loại, nhiều kiểu với các tính năng, đặc điểm riêng.
Với các động
cơ điện một chiều và xoay chiều thì chế độ làm việc tối ưu thường là chế độ
định mức của động cơ.
Để một hệ
thống TĐĐ làm việc tốt, có hiệu quả thì giữa động cơ điện và cơ cấu sản xuất
phải đảm bảo có một sự phù hợp tương ứng nào đó.
Việc lựa chọn
hệ TĐĐ và chọn động cơ điện đáp ứng đúng các yêu cầu của cơ cấu sản xuất có ý
nghĩa lớn không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả về mặt kinh tế.
Do vậy, khi
thiết kế hệ thống TĐĐ, người ta thường chọn hệ truyền động cũng như phương pháp
điều chỉnh tốc độ sao cho đường đặc tính cơ của động cơ càng gần với đường đặc
tính cơ của cơ cấu sản xuất càng tốt.
Nếu đảm bảo
được điều kiện này, thì động cơ sẽ đáp ứng tốt đòi hỏi của cơ cấu sản xuất khi
mômen cản thay đổi và tổn thất trong quá trình điều chỉnh là nhỏ nhất.