BÀI
2: PHÂN LOẠI BẢN VẼ
2.1 Bản
vẽ mặt bằng:
Phân biệt được các loại bản vẽ mặt bằng; lưa chọn
được bản vẽ mặt bằng cho từng công việc thích hợp.
Bao gồm các bản vẽ sau:
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ qui hoạch tổng
thể cho một nhà máy hay 1 phân xưởng trong bản vẽ mặt bằng tổng thể chỉ thể
hiện các cụm thiết bị được lắp đặt trong mặt bằng chung theo tỉ lệ của bản vẽ.
(Xem bản vẽ mặt bằng tổng thể)
- Bản vẽ mặt bằng lắp đặt cho thiết bị điện thể
hiện chi tiết kích thước, vị trí từng thiết bị trong mặt bằng chung qua đó
chúng ta có thể lắp đặt chính xác từng thiết bị vào vị trí công tác của chúng
trong dây chuyền công nghệ. (Xem bản vẽ mặt bằng chi tiết lắp đặt thiết bị Zone
A, zone B, zone C, …)
- Bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ bảng
điện: thể hiện vị trí kích thước của tủ, trong các nhà trạm cũng như ở ngoài
nhà xưởng. (Xem bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ bảng điện)
- Bản vẽ mặt bằng lắp đặt giá đỡ và
mạng cáp điện. Thể hiện cho chúng ta biết loai mạng cáp nào được sử dụng, giá
đỡ mạng cáp được cố định bằng phương pháp hàn hay khoan bắt bu lông.
Các cua góc máy, giá đỡ bao gồm
nhiều tầng cho từng tuyến cáp. (Xem bản vẽ mặt bằng lắp đặt giá đỡ và máng cáp
- Bản vẽ mặt bằng chống sét và tiếp
địa cho ta xác định đúng vị trí lắp kim thu lôi, loại kim thu lôi vị trí các
cọc tiếp địa hay giếng khoan dặt tấm đồng tiếp đia. Vị trí đầu nối tiếp địa,
chống sét.
- Đối với bản vẽ mặt bằng chi tiết
cho từng loại hình công việc là rất đa dạng.
Chúng ta phải xem, đọc thật cẩn
thận chính xác kết hợp cùng mặt bằng tổng thể để khi thi công không phải làm đi
làm lại nhiều lần.
2.2.
Bản vẽ lắp đặt:
Khi thi công lắp đặt thiết bị điện, mỗi loại hình
công việc đều có các bản lắp đặt chi tiết, từ số lượng thiết bị, mã thiết bị,
chủng loại vật tư đến kích thước thiết bị, vị trí lắp đặt. Đường tuyến, tầng
của các loại máng cáp v.v…
Trong các bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng chi
tiết và bản vẽ lắp đặt để xác định đúng vị trí và thiết bị cầc lắp: vì bản vẽ
lắp đặt là đa dạng nên chúng ta chỉ đọc vài loại bản vẽ lắp đặt tiêu biểu sau:
- Bản vẽ lắp đặt thiết bị điện: bao gồm lắp đặt các
động cơ điện, các van điện từ các thiết bị điền khiển tại chỗ, các thiết bị gia
nhiệt, đo lường, tín hiệu v.v…
- Bản vẽ gia công chế tạo: để gia công chế tạo các
phần còn thiếu trong lắp đặt như giá đỡ, đường ống bảo vệ cáp, đường máng và
các chi tiết khác.
- Bản vẽ lắp đặt máng cáp: máng cáp có nhiều tầng
nhiều tuyến khác nhau kích thước và loại máng có nhiều chủng loại.
Bản vẽ lắp đặt đường dây và trạm
biến áp cho ta thi công các đường dây trên không, đường cáp ngầm và lắp đặt máy
biến áp, các nhà trạm,…
2.3. Bản vẽ đầu nối:
Cho phép chúng ta đấu nối từng đầu
cáp vào vị trí công tác của nó .
Bản vẽ đấu nối trong tủ điện: Riêng
cho từng tủ điện chỉ rõ số lượng đầu cáp, lọai cáp đấu vào tủ và vị trí của từng
đầu dây .
Bản vẽ đấu nối thiết bị điện: Tất
các thiết bị điện đều có dây cáp điện đi vào điểm đấu, đầu dây đấu được chỉ rõ
trong bản vẽ này.
Bản vẽ đấu nối cấp nguồn: Nguồn
điện chính được cung cấp đến tủ phân phối cung cấp cho các lộ phải xem ở bản vẽ
đấu nối cấp nguồn.
Bản vẽ đấu nối đường dây và trạm
dành cho các phân xưởng có lắp các trạm máy biến áp.
2.4. Bản vẽ nguyên lý:
Để vận hành và sửa chữa thiết bị
điện ta phải hiểu rõ nguyên lí làm việc của nó khi làm việc đơn lẻ hay khi làm
việc liên động:
- Bản vẻ nguyên lí làm việc của
thiết bị đơn lẻ
- Bản vẽ nguyên lí làm việc liên
động
*Các lỗi thường
gặp:
- Phân loại bản vẽ không phù hợp
với công việc cần làm.
- Biện pháp khắc phục: phải cẩn
thận, xem xét thật tỉ mỉ.
*Câu hỏi luyện
tập:
Khi đã lắp đặt xong chúng ta cần
những loại bản vẽ nào để có thể thi công và đưa máy vào hoạt động?