BÀI 2: BẢN VẼ CHI TIẾT, BẢN VẼ LẮP RÁP, BẢN VẼ TÁCH VÀ DANH MỤC VẬT TƯ

Thời gian :     8 tiết
Hệ :     CĐ – ĐTCN TC ĐỨC – K11

Ngày soạn:   17 /3/2020

Ngày dạy :  18 /3/2020
------------------------------------------------------------------------------------

1.  Bản vẽ chi tiết

Bản vẽ điện nhà ở dân dụng 2 tầng là một trong những phần quan trọng của bộ hồ sơ thiết kế nhà, thiết kế hệ thống cấp điện  bản vẽ điện nhà 2 tầng gồm những bản vẽ nào, chi tiết ra sao thì không phải ai cũng biết. 



Bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng 2 tầng 120m2/sàn ở Thạch Thất Hà Nội

Dưới đây là chi tiết bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng 2 tầng  gồm 2 phần: hệ thống cấp điện và hệ thống cấp thoát nước nhà dân dụng.

Phần 1: Hệ thống cấp điện của bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng 2 tầng

Một ngôi nhà được thiết kế đẹp sẽ có ngoại hình bắt mắt, sắp xếp công năng đầy đủ, nội thất gọn gàng và mang tới sự thoải mái khi sử dụng của gia chủ. Tuy nhiên, ngôi nhà sẽ không thể tiện nghi thoải mái nếu không có hệ thống điện, chiếu sáng, cung cấp nước sạch và thoát nước đầy đủ, hợp lý. Vì vậy có thể thấy việc thiết kế bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng là vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong bộ hồ sơ thiết kế nhà.

Trước khi thiết kế Bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng 2 tầng cần nắm rõ nguyên tắc thiết kế hệ thống cấp điện như sau:

  • Toàn bộ dây dẫn trong các phòng được luồn trong ống SP đi ngầm trong tường và trong trần.
  • Tuyệt đối không đi chung các loại dây cáp tín hiệu thông tin với dây điện
  • Tủ điện phòng đặt cách sàn 1,4m
  • Công tắc đèn đặt cách sàn 1,2m
  • Ổ cắm trong các phòng đặt cách sàn 0,4m (một số các ổ cắm đặt ở độ cao cụ thể như trong bản vẽ)
  • Dây chờ cho cục lạnh điều hòa đặt ở độ cao cách mái trần 0,4m
  • Cục nóng điều hòa lắp cách tường >0,2m
  • Đèn hắt ốp tường trang trí và đèn hắt tranh lắp ở độ cao 2,3m so với sàn
  • Đèn gương lắp cách sàn 1,8m
  • Dây tủ nguồn cấp vào tủ tổng dùng dây Cu\XLPE\PVC (2x10)mm2
  • Dây cấp đến các ổ cắm dùng dây Cu\PVC (1X2,5)mm2 luồn trong ống PVC
  • Dây cấp đến các ổ cắm phòng khách và bếp ăn dùng dây Cu\PVC (1x4)mm2 luồn trong ống PVC
  • Dây cấp đến các đèn dùng dây Cu\PVC (1x1,0)mm2
  • Dây cấp đến điều hòa, bình nóng lạnh dùng dây Cu\PVC (1x2,5)mm2
  • Dọc theo tuyến cáp ngầm đóng các cọc cho hệ tiếp đất an toàn và nổi lên, tủ điện tổng từ đó nối đến các ổ cắm và các thiết bị, điện trở tiếp đất phải nhỏ hơn 4cm, nếu không phải nối thêm cọc
  • Đầu nối được thực hiện trong các hộp nổi tuyệt đối không được nối ngầm trong tường

Nguyên tắc lắp đặt hệ thống chống sét và nối đất trong thiết kế bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng 2 tầng:

  • Đất lấp bộ phận nối đất phải tơi mịn, không lẫn sỏi, đá, gạch vỡ, rác,…
  • Khoảng cách giữa 2 kẹp định vị cáp thoát sét là 1,5m
  • Tại cao độ 1,5m so với cốt -0,75 phải đặt hộp kiểm tra tiếp địa
  • Khoảng cách an toàn giữa bộ phận nối đất với cáp điện, ống nước hoàn toàn tuân thủ theo quy định trong tiêu chuẩn chống sét hiện hành 20TCN 46-84
  • Trước khi thi công đến phần trát tường thì tiến hành đặt cố định cáp thoát sét và hộp kiểm tra
  • Sau khi thi công xong hệ thống nối đất chống sét, nối đất an toàn điện cần phải đo kiểm tra điện trở nối đất (RND) không vượt quá trị số 10Ω đối với nối đất chống sét và 4Ω đối với nối đất an toàn điện

Trong phần hệ thống cấp điện của bản vẽ điện nước nhà 2 tầng gồm các bản vẽ sau


2. Mặt bằng tiếp địa an toàn trong hệ thống bản vẽ điện

Dây thoát sét sẽ được nối với cọc tiếp địa. Bộ phận cọc tiếp địa bao gồm các thanh kim loại dài khoảng 2.4m đến 3m chôn sâu xuống đất ở vị trí cách xa móng nhà ra phía ngoài từ 1-2m.  



Mặt bằng tiếp địa an toàn trong bộ bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng 2 tầng

Số lượng cọc tiếp địa là 08 cái, cần đảm bảo rãnh sâu 0.8m và nối các đầu cọc tiếp địa với nhau. Lưu ý chống sét với điện trở nối đất <10Ω, sau khi thi công đo lại nếu điện trở nối đất >10Ω thì phải thiết kế lại. Dưới đây là chi tiết lắp đặt chống sét và chi tiết cọc tiếp địa chống sét trong bộ bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng 2 tầng .


Chi tiết lắp đặt chống sét và cọc tiếp địa trong bộ Bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng 2 tầng

3.  Sơ đồ khối, sơ đồ nguyên ký, sơ đồ nối dây và kế hoạch đấu nối

Máy phát điện là vật dụng hữu ích và tiện lợi cho các gia đình trong những ngày mất điện. Vì vậy trong bộ bản vẽ thiết kế điện nước nhà dân dụng 2 tầng không thể thiếu bộ phận máy phát điện. Trong bạn vẽ có đầy đủ chi tiết tủ điện tầng 1, tầng 2, ổ cắm, các thiết bị sử dụng điện trong trường hợp nhà bị mất điện.

Lắp đặt máy phát điện trong hệ thống bản vẽ điện nước nhà 2 tầng


Trong sơ đồ hệ thống thông tin của bộ bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng 2 tầng gồm phần truyền hình, phần internet, phần điện thoại. Lưu ý đối với cáp điện thoại, ăngten phải luồn trong ống nhựa đi ngầm trần, tường cách đường dây điện 300mm. Trong đây chúng tôi đã thống kê khối lượng vật tư đầy đủ của hệ thống thông tin trong 1 ngôi nhà.



4. Chi tiết lắp đặt trong hệ thống Bản vẽ điện 


Chi tiết lắp đặt trong bản vẽ điện nước nhà ở dân dụng 2 tầng

Trong phần chi tiết lắp đặt của bản vẽ điện nước nhà 2 tầng gồm chi tiết lắp đặt điện tổng, chi tiết lắp đặt tủ điện tầng, chi tiết lắp đặt hộp đấu nối tivi, điện thoại, chi tiết lắp đặt đèn, chi tiết lắp đặt ổ cắm công tắc

5. Ký hiệu trên bản vẽ điện 

Các kỹ hiệu bằng hình vẽ

Các loại đèn điện và thiết bị sử dụng điện

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1613-75, các dạng đèn điện và các thiết bị liên quan dùng trong chiếu sáng được quy định ký hiệu như sau:



Tiêu chuẩn các loại thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1615-75 và TCVN 1623-75, các thiết bị có chức năng đóng cắt, bảo vệ trong mạng gia dụng và và ký hiệu điện dân dụng liên quan dùng trong chiếu sáng thường dùng với các ký hiệu sau:



Các thiết bị đo lường



Các loại thiết bị đóng cắt, điều khiển

Các thiết bị có chứng năng đóng cắt, điều khiển dùng trong mạng điện công nghiệp được quy ước  thành các ký hiệu trong bản vẽ điện công nghiệp theo TCVN 1615-75 và TCVN 1623-75:




. Các ký hiệu bằng chữ

Trong một bản vẽ thiết kế điện, ngoài các ký hiệu bằng hình vẽ thì người ta cũng quy ước và thể hiện một số ký hiệu bằng ký tự để giúp cho việc phân tích, thuyết minh bản vẽ dễ dàng hơn.

Tùy theo ngôn ngữ của từng quốc gia mà các ký tự sẽ khác nhau (dựa vào các chữ cái đầu tiên trong tên gọi của các thiết bị điện đó).

Trường hợp trong bản vẽ có sử dụng nhiều thiết bị cùng loại thì ta thêm vào ký tự thể hiện các con số để phân biệt. Ví dụ: 1CD, 2CD, Đ1, Đ2,…

Ta có bảng ký hiệu bản vẽ điện dân dụng bằng chữ phổ biến nhất dưới đây:




Ngày:18/03/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM