BÀI 2 : AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
A. Mục tiêu bài học
- Nêu được mục đích, ý nghĩa, tính
chất của công tác bảo hộ lao động.
- Trình bày được những nội dung chính
của công tác bảo hộ lao động trong bộ luật lao động 26/3/1994.
B. Nội
dung bài học
I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA
CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.1. Mục đích
Mục tiêu của công tác BHLĐ là
thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại
trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại được phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo
nên một điều kiện lao động thuận lợi, và ngày càng được cải thiện tốt hơn để
ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức
khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo vệ sức
khoẻ, đảm bảo an toàn về tính mạng người lao động và cơ sở vật chất, trực tiếp
góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
1.2. Ý nghĩa
Bảo hộ lao động trước hết là phạm
trù của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình
sản xuất. Bảo hộ lao động mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó
mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ chăm lo sức khoẻ của người lao
động mỡ công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao.
BHLĐ
là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng không thể
thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ
mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải
vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào,
lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giàu
có, tự do, dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động
(lao động trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người.
II. CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG:
2.1. Tính chất của công tác bảo hộ
lao động
BHLĐ có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý,
Khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ
lẫn nhau.
2.1.1. Tính pháp luật
Những quy định và nội dung về BHLĐ được
thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được
hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện.
Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác
bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước. Xuất phát từ quan điểm: Con người là
vốn quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm
bảo vệ con người trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao
động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, và thực hiện. Đó là tính pháp lý
của công tác bảo hộ lao động.
2.1.2. Tính khoa học
Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại
trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề
nghiệp... đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo
sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến
con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều
là những hoạt động khoa học kỹ thuật.
Hiện nay, việc vận dụng các thành
tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến.
Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma (ó), nếu không hiểu biết về
tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng
tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục, không
thể chỉ có hiểu biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như
sự cân bằng của cần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng chuyên...
Muốn
biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn loại
trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn đề
tổng hợp phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật
thông gió, cơ khí hoá, tự động hoá... mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý
lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động...Vì vậy công tác bảo hộ lao
động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp.
2.1.3. Tính quần chúng
Tất cả mọi người từ người sử dụng
lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng
là chủ thể phải tham gia vào công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
BHLĐ có liên quan đến tất cả mọi
người tham gia sản xuất. Công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy
móc, trực tiếp thực hiện các qui trình công nghệ... do đó họ có nhiều khả năng
phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các
biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách dụng cụ
phòng hộ, quần áo làm việc…
Mặt khác dù các qui trình, quy
phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa
được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó thì rất dễ vi
phạm.
Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao
động, phải vận động được đông đảo mọi người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết
quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, được mọi người lao động tích cực tham
gia và tự giác thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện
điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
BHLĐ
là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động.
Nó liên quan với quần chúng lao động. BHLĐ bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho
mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế BHLĐ luôn mang tính quần chúng sâu
rộng.
2.2. Nội dung của công tác bảo hộ
lao động
Bảo
hộ lao động gồm 4 phần:
2.2.1
Luật pháp bảo hộ lao động: là những quy định về chế độ, thể lệ bảo hộ lao động
như:
Ø
Giờ
giấc làm việc và nghỉ ngơi.
Ø
Bảo
vệ và bồi dưàng sức khoẻ cho công nhân.
Ø
Chế
độ lao động đối với nữ công nhân viên chức.
Ø
Tiêu
chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toà và vệ sinh lao động.
Luật
lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng lao
động, căn cư vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học được sửa đổi,
bổ sung dần dần thích hợp với hoàn cảnh sản xuất trong từng thời kỳ kinh tế của
đất nước.
2.2.2. Vệ sinh
lao động: nhiệm vụ của vệ sinh lao động là
Ø
Nghiên
cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất lên cơ thể con
người.
Ø
Đề
ra những biện pháp về y tế vệ sinh nhằm loại trừ và hạn chế ảnh hưởng của các
nhân tố phát sinh những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong sản xuất.
2.2.3.
Kỹ thuật an toàn lao động:
Ø
Nghiên
cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động
trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân.
Ø
Đề
ra và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết nhằm tạo điều kiện
làm việc an toàn cho người lao động để đạt hiệu quả cao nhất.
2.2.4.
Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy:
Ø
Nghiên
cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường.
Ø
Tìm
ra biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất.
Ø
Hạn
chế sự thiệt hại thấp nhất do hoả hoạn gây ra.
- Các khái niệm
các thuật ngữ dưới đây đã được quốc tế hoá và được sử dụng trong các văn bản
trên:
1) An toàn lao
động: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất.
2) Điều kiện lao
động: tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện
qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao
động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện hoạt
động của con người trong quá trình sản xuất.
3) Yêu cầu an
toàn lao động: các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn lao
động.
4) Sự nguy hiểm
trong sản xuất: khả năng tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản
xuất đối với người lao động.
5) Yếu tố nguy
hiểm trong sản xuất: khả năng tác động của gây chấn thương cho người lao động
trong sản xuất.
6) Yếu tố có hại
trong sản xuất: khả năng tác động của gây bệnh cho người lao động trong sản
xuất.
7) An toàn của
thiết bị sản xuất: tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an toàn khi
thực hiện các chức năng đã quy định trong điều kiện xác định và trong thời gian
quy định.
8) An toàn của
quy trình sản xuất: tính chất của quy trình sản xuất bảo đảm được tình trạng an
toàn khi thực hiện các thông số đã cho trong suốt thời gian quy định.
9) Phương tiện
bảo vệ người lao động: dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm tác động của các yếu tố
nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động.
10) Kỹ thuật an
toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng
ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao
động.
11) Vệ sinh sản
xuất: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng
ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.
12) Tai nạn lao
động: tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động của các yếu tố nguy
hiểm và có hại trong sản xuất.
13) Chấn thương:
chấn thương gây ra đối với người lao động trong sản xuất do không tuân theo các
yêu cầu về an toàn lao động. Nhiễm độc cấp tính được coi như chấn thương.
14) Bệnh nghề
nghiệp: bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người
lao động.