A. Mục tiêu bài học
-
Nêu được đặc điểm, công dụng của hàn.
-
Phân loại được các phương pháp hàn.
-
Trình bày được cách gây hồ quang và sự cháy của hồ quang.
-
Nêu được công dụng và cách sử dụng thiết bị, dụng cụ hàn điện.
-
Phân biệt được vật liệu và các loại que hàn thông thường.
B. Nội dung bài học
I. KHÁI NIỆM
CHUNG:
1.1. Đặc điểm
Hàn có những đặc điểm sau:
a) So với tán ri vê.
Hàn tiết kiệm
được từ (10-20)% khối lượng kim loại do sử dụng mặt cắt làm viêc của chi tiết,
hàn triệt để hơn. Hình dáng chi tiết cân đối hơn giảm được khối lượng kim loại
như phấn đầu ri-vê, đột lỗ.
b. So với đúc:
Tiết kiệm 50%
vì không cần hệ thống rót.
Sử
dụng hàn trong xây nhà cao tầng cho phép giảm 15% trọng lượng sườn, kèo đồng
thời việc chế tạo và lặp ráp chung được giảm nhẹ, độ cứng vững của kết cấu lại tăng.
c) Giảm được thời gian và giá thành chế tạo kết cấu.
Hàn có năng
suất cao giảm được số lượng nguyên công, giảm cường độ lao động và tăng độ bền
chặt của kết cấu.
d) Hàn có thể nối được những
kim loại có tính chất khác nhau.
Ví dụ: kim
loại đen với nhau, kim loại màu với nhau và cả kim loại đen với kim loại màu.
Ngoài ra hàn có thể nối các loại vật liệu không kim loại với nhau.
g) Thiết bị hàn đơn giản và dễ chế tạo.
Khi tán đinh
ri-vê ta phải dùng rất nhiều máy móc như máy khoan, lò nung, máy đột... Còn khi
hàn chỉ dùng máy hàn xoay chiều gồm một
máy hạ thế 220V hay 380V xuống nhỏ hơn 80V.
e) Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín.
Do kim loại mối hàn tốt hơn kim loại
vật hàn nên mối hàn chịu tải trọng tĩnh tốt. Mối hàn chịu áp suất cao nên hàn
làmột phương pháp chủ yếu dùng chế tạo bình hơi, nồi chứa ống dẫn … Chiụ áp lực
cao.
f) Giảm được tiếng động khi sản xuất.
Tuy nhiên hàn
còn nhược điểm là: sau khi hàn tồn tại
ứng suất dư, tổ chức kim loại gần mối hàn không tốt. Giảm khả năng chịu tải
trọng động của mối hàn, vết hàn bị cong vênh…
1.2. Công dụng
Hàn
được dùng rộng rãi trong nền công nghiệp hiện đại, trong quá trình công nghệ:
chế tạo và sửa chữa.
Về chế tạo như
nồi hơi, bình chứa, sườn vì kèo, tàu, cầu, thân máy bay, vỏ máy, ô tô, tên lửa,
ngay cả ngành du hành vũ trụ …
Nói chung những bộ phận máy có hình
dạng phức tạp chịu tải trọng lớn đều được chế tạo bằng hàn.
Sửa chữa những bộ phận hỏng cũ, ví
dụ như xy lanh, bánh răng, trục, vật đúc bị
khuyết … Đều dùng phương pháp hàn
vừa nhanh, rẻ.
Ngoài chỗ chịu tác dụng của lực chấn
động không nên hàn, không có chỗ nào là không hàn được. Do đó công nghệ hàn
đóng góp rất nhiều cho nền công nghiệp hiện đại.
v Hệ thống các tiêu chuẩn được áp dụng phổ
biến hiện nay:
1. ASME
(American Society of Mechanical Engineers): Hiệp hội các kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ, bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- ASME Boiler &
Pressure Vessel Code: Quy phạm ASME về nồi hơi và bồn bể áp
lực.
-
ASME CODE for Pressure Piping, B31: Quy phạm ASME về các đường ống áp
lực.
2. AWS (American Welding Society): Hội
hiệp hàn Hoa Kỳ gồm các tiêu chuẩn sau:
- AWS D1.1 – Steel Structural Welding
Code: Quy phạm hàn kết cấu thép
3. API (American Petrolium Institute) –
Viện dầu khí Hoa Kỳ gồm một số tiêu chuẩn sau.
- API 650 - Welding Storage TanKs for
Oil storage: Tiêu chẩn hàn bồn chứa dầu
- API 1104 -Welding of Pipelines and
Related Facilities: Tiêu chuẩn hàn đường ống và các phụ kiện đường ống.
4. Các tiêu chuẩn Quốc Tế ISO
(Internation Standardization
Organization)
5. EN (European Nations): Tiêu chuẩn
châu Âu.
6. JIS (Japanese Industrial Standards):
Hệ thống tiêu chuẩn cho các nghành công nghiệp của hội hiệp tiêu chuẩn quốc gia
Nhật Bản.
II. SỰ TẠO THÀNH MỐI
HÀN VÀ TỔ CHỨC KIM LOẠI MỐI HÀN – HỒ QUANG HÀN
2.1. Sự tạo thành mối hàn
Mối hàn là
một bộ phận của liên kết hàn tạo nên do kim loại nóng chảy kết tinh hoặc do
biến dạng dẻo tạo thành, sự liên kết có thể:
Liên kết hàn đồng nhất: Trong đó kim loại hàn và kim loại
cơ bản không có sự khác nhau đáng kể về tính chất cơ học và hoặc thành phần hoá
học (một liên kết hàn được chế tạo từ kim loại cơ bản tương tự như nhau, không
có kim loại bổ sung được coi là liên kết hàn đồng nhất .
Liên kết hàn không đồng nhất: Là kim loại mối hàn và kim
loại cơ bàn có sự khác nhau đáng kể về tính chất cơ học và hoặc thành phần hoá
học.
Tương tự như các mối nối bằng đinh
tán và bu lông. Mối nối hàn là mối nối được thực hiện bằng hàn gọi là mối nối
hàn. Nó là mối nối liền.
Trong hàn nóng chảy mối hàn gồm:
- Mối hàn (1)
- Vùng tiệm cận mối hàn (2) Kim loại cơ bản
- Kim loại cơ bản không bị tác dụng nhiệt
trong quá trình hàn (3)
- Mối hàn gồm
hỗn hợp kim loại phụ (que hàn) và kim loại vật hàn kết tinh lại.
- Vùng tiệm cận
là vùng kim loại cơ bản bị nung nóng từ 1000C đến nhiệt độ nóng
chảy.
Hình
1- 1: Mối nối hàn cơ bản
1. Mối hàn ; 2.
Vùng tiệm cận ; 3. Kim loại cơ bản
2.2.
Tổ chức kim loại mối hàn
Sau khi hàn, kim loại lỏng ở bể hàn gồm: kim loại que hàn và kim loại vật
hàn sẽ nguội và kết tinh tạo thành mối hàn. Vùng kim koại vật hàn quanh mối hàn
do ảnh hưởng của tác dụng nhiệt nên có sự thay đổi tổ chức và tính chất của nó
gọi là vùng ảnh hưởng nhiệt.
Nghiên cứu mối hàn bằng thép ít cac bon qua kính hiển vi, ta sẽ thấy có
nhiều phần riêng có tổ chức khác nhau sau đây.
2.2.1. Vùng mối hàn (Hình 1-2).
Hình 1- 2: Sự kết tinh của kim loại mối hàn
Trong vùng
này, kim loại nóng chảy hoàn toàn khi nguội có tổ chức tương tự tổ chức thỏi
đúc, thành phần và tổ chức khác với kim loại que hàn và vật hàn.
Vùng sát với
kim loại cơ bản do tản nhiệt nhanh, tốc độ nguội lớn nên hạt rất nhỏ. Vùng tiếp
theo kim loại sẽ kết tinh theo hướng thẳng góc với mặt tản nhiệt tạo nên dạng
nhánh cây kéo dài, vùng trung tâm do nguội chậm nên hạt lớn và có lẫn chất
không kim loại (xỉ…)
2.2.2. Vùng ảnh hưởng nhiệt (Hình 1- 3)
Sự tạo thành
vùng ảnh hưởng nhiệt là điều tất nhiên trong quá trình hàn nóng chảy. Chiều
rộng của vùng ảnh hưởng nhiệt phụ thuộc vào phương pháp hàn và chế độ hàn,
thành phần và chiều dày của kim loại hàn.
Hình 1-3: Tổ chức của vùng ảnh
hưởng nhiệt
khi hàn thép ít cacbon
Trong trường hợp nguồn nhiệt tập trung, tốc độ hàn lớn,
chiều rộng vùng ảnh hưởng nhiệt sẽ nhỏ. Có thể phân chia vùng ảnh hưởng nhiệt
ra thành các phần dưới đây:
a)
Viền chảy 1: Trong quá trình hàn, kim loại cơ bản của vùng này bị nung
nóng đến nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ nóng chảy và ở trạng thái rắn lỏng. Ở phần
này thực chất quá trình hàn đã được thực hiện và gồm những hạt kim loại chưa
nóng chảy hoàn toàn. Hạt kim loại nhỏ và ảnh hưởng tốt đến cơ tính mối hàn.
b) Vùng quá nhiệt 2: Là vùng kim loại cơ bản bị nung nóng
từ 11000C đến gần nhiệt độ nóng chảy. Kim loại ở vùng này chịu sự
biến đổi về thù hình, đồng thời do quá nhiệt nên các hạt ôstenít bắt đầu phát
triển mạnh. Vùng này hạt kim loại lớn có độ dai va chạm và tính dẻo kém, là
vùng yếu nhất của vật hàn.
c) Vùng thường hoá 3: Là vùng kim loại bị nung nóng từ 900 ÷ 11000C.
Tổ chức gồm những hạt ferít nhỏ và một số hạt péc lít, vì thế nó có cơ tính
rất cao.
d)
Vùng kết tinh lại không hoàn toàn 4: Là vùng kim loại bị nung nóng từ 720 ÷ 9000C.
Kim loại vùng này chỉ bị kết tinh lại một phần, do đó bên cạnh những tinh thể
kim loại cơ bản chưa bị thay đổi trong quá trình nung nóng có những tinh thể
được tạo nên trong quá trình kết tinh lại. Tổ chức gồm các hạt peclít to và
Ostenít nhỏ, vì thế cơ tính của vùng này giảm.
g)
Vùng kết tinh lại 5 (còn gọi là vùng hoá già): Là vùng kim loại bị nung nóng từ 500 ÷ 7200C.
Trong vùng này diễn gia quá trình kết hợp những hạt tinh thể nát vụn với nhau
trong trạng thái biến dạng dẻo. Trong quá trình kết tinh lại phát sinh và phát
triển những tinh thể mới. Nếu giữ ở nhiệt độ kết tinh lại quá lâu thì không
diễn ra quá trình kết hợp mà lại diễn ra quá trình phát triển mạnh các tinh
thể. Khi hàn kim loại không có biến dạng dẻo (như hợp kim đúc) sẽ không xảy ra
quá trình kết tinh lại. Vùng này có độ cứng giảm, tính dẻo tăng.
h)
Vùng giòn xanh 6:
là vùng kim loại bị nung nóng từ 100 ÷ 5000C. Vùng này trong quá
trình hàn không có những thay đổi rõ về tổ chức, nhưng do ảnh hưởng nhiệt nên
tồn tại ứng suất dư.
2.3. Hồ quang hàn
Khi
ta hàn, đầu tiên cho que hàn tiếp xúc với vật hàn để sinh ra chập mạch, do điện
trở tiếp xúc và dòng điện chập mạch sinh ra nhiệt độ cao, làm cho điểm tiếp xúc
giữa hai cực điện đạt đến trạng thái nóng trắng, sau đó nâng ngay que hàn lên
cách vật hàn môt ít, lúc này, không khí giữa đầu que hàn và vật hàn biến thành
thể khí dẫn điện, sinh ra nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh, hiện tượng này được
gọi là hồ quang.
Nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh là hai đặc
tính của hồ quang, được ứng dụng nhiều trong công nghiệp. Lợi dụng sức nóng của
nó để hàn hồ quang và luyện thép. Ánh sáng của nó dùng chiếu sáng , như đèn pha
…vv.
2.3.1.
Hồ quang điện.
Định nghĩa: Hồ quang điện là sự phóng điện liên
tục qua đường dẫn dạng khí giữa hai điện cực. Dòng điện hồ quang được
dẫn qua khí ion hóa được gọi là plasma. Trong hồ quang hàn plasma có thể được
pha trộn với các trạng thái khác của vật chất chẳng hạn như kim loại nóng chảy,
xỉ, hơi, các nguyên tử khí bị trung hòa hoặc bị ion hóa. Nhiệt độ hồ quang hàn
thường 5000 đến 30.000 0K, tùy theo bản chất plasma và dòng điện đi
qua hồ quang.
Trong điện cực hàn que hàn có thuốc bọc nhiệt độ cực đại
của hồ quang là 60000K. Nhiệt tập trung cao của hồ quang và kích
thước nhỏ cho phép hàn các tiết diện kim loại dày với tốc độ tương đối cao, tổn
thất nhiệt thấp. Trong hồ quang hàn sự phát sinh nhiệt ở cực âm và cực dương
với dòng DC khác nhau rõ rệt mặt khác tùy theo kim loại điện cực và kim loại
nền và bản chất của plasma, sự phân phối
nhiệt giữa các khu vực cực âm và khu cực cực dương thường được xác định tốc độ
nóng chảy điện cực và độ ngấu sâu vào kim loại nền. Trong khi hàn nhiệt phát ra
do hồ quang được dùng để nung nóng và
nóng chảy kim loại nền, hay chất trợ dug một phần bị tổn thất do bức xạ và đối
lưu.
A. Mạch điện hàn.
B. Hồ quang hàn.
Hình 1-4: Hàn
hồ quang kim loại bằng tay.
Chiều dài hồ quang là yếu tố quan
trọng, do chiều dài này quyết định điện áp hồ quang. Hồ quang ngắn nghĩa là
điện áp hồ quang thấp và dòng điện cao nên làm tăng tốc độ hàn. Hồ quang dài có
nghĩa là điện áp hồ quang cao thì dòng điện lại thấp dẫn đến làm giảm năng suất
hàn. Khi hồ quang quá dài nhiệt bị tổn thất sự bắn tóe tăng lên làm kim loại
mối hàn dễ hấp thụ nitơ làm giảm độ dai và gây rỗ xốp mối hàn. Trong quá trình
hàn khi sử dụng dòng hàn DC thì phải dùng hồ quang ngắn để hàn để giảm sự lệch
hồ quang va sự xâm nhập của các phần tử khí từ không khí xung quanh.
2.3.2. Sự phân bố nhiệt độ và nhiệt lượng của hồ quang
Sự
phân bố về nhiệt độ và nhiệt lượng của hồ quang do ba bộ phận cấu tạo thành (Hình 1-5).
Hình
1-5: Cấu tạo của hồ quang với dòng hàn DC.
1. Khu vực cực âm.
2. Cột hồ quang.
3. Khu vực cực dương.
|
Trong
hồ quang cực cacbon hàn điện một chiều nhiệt độ ở khu vực cực âm lên đến 32000C,
nhiệt lượng phóng ra là 38% của tổng nhiệt lượng hồ quang, nhiệt độ ở khu vực
cực dương là 34000C nhiệt lượng phóng ra là 42% tổng nhiệt lượng hồ
quang, nhiệt độ cao nhất của trung tâm cột hồ quang lên đến 60000C
nhưng ngược lại ở xung quanh cột hồ quang thì lại rất thấp nhiệt lượng phóng ra là 20% tổng nhiệt lượng
hồ quang.
Hồ
quang của cực kim loại thì không nhất thiết như vậy bởi vì
nó do tính năng của que hàn, cường độ dòng điện... và nhiều nhân tố khác
quyết định. Khi dùng hồ quang điện xoay chiều để hàn nhiệt độ và nhiệt lượng
phân bố trên que hàn và vật hàn căn bản giống nhau.