Bài 1: An toàn lao động và bảo vệ sức khỏe

BÀI 1 : AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE

 

1.     An toàn và bảo vệ sức khỏe nơi làm VIỆC

 

·        Những tai nạn về điện thường xảy ra do thiếu sót về kỹ thuật, thí dụ: thiếu nắp bảo vệ hoặc phần cách điện bị hư hỏng. Cả việc thiếu sót về tổ chức, chẳng hạn như không có hoặc thiếu sự hướng dẫn làm việc, và lỗi cá nhân, thí dụ như thao tác không đúng phương pháp, cũng dẫn đến tai nạn. Những trang bị bảo vệ cá nhân ở nơi làm việc có ý nghĩa lớn trong việc phòng tránh thương tích và bệnh tật. Trang bị bảo vệ cá nhân là tất cả những gì che chở cơ thể chống lại những ảnh hưởng nguy hại, thi dụ trang phục bảo vệ hoặc mũ bảo hiểm.

·        Ta không được gỡ bỏ những trang bị bảo vệ và những biển thông báo giải thích, thí dụ như thông báo vé sự an toàn noi làm việc.

·        Quy định an toàn trong xí nghiệp (BetrSichV) gổm những quy định cho sự chuẩn bị sẵn và sử dụng các công cụ làm việc.

·        Luật bảo hộ lao động (ArbSchG). Luật này nhằm đảm báo an toàn, cải thiện cũng như bảo vệ sức khỏe của người lao động trong công việc thông qua các biện pháp bảo hộ lao động.

·        Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về sự an toàn và báo vệ sức khỏe trong cơ xuởng. Với việc thực hiện sự đánh giá mối nguy hiểm do luật định, người sử dụng lao động phải thu thập và đánh giá những mối nguy hiểm cụ thể gây ra bởi các công cụ làm việc và các hệ thống máy móc, cũng như bởi điều kiện lảm việc cho công nhân và môi trường xung quanh. Phải có biện pháp thích đáng để giảm thiểu hoặc loại trừ những nguy cơ này.

·        Các quy định phòng ngừa tai nạn (UW) bát buộc nguời sử dụng lao động phải có những biện pháp phòng ngừa tai nạn trong công việc, bệnh nghề nghiệp và nguy hại sức khỏe do công việc gây ra, cũng như phải trang bị sơ cứu có hiệu quả. Các Hiệp hội nghề nghiệp thông qua những quy định phòng ngừa tai nạn. Quy định này đuợc gọi lả Quy định của Hội nghề nghiệp về an toàn và bảo vệ sức khỏe lao động (BGV).

2.             Luật an toàn cho thiết bị và sản phẩm

·        Luật an toàn cho thiết bị và sản phẩm (GPSG) có hiệu lực đổi vói những sản phẩm được lưu hành hay trưng bày. Lưu hành ở đây có nghĩa là trao sản phẩm cho những người khác dưới mọi hình thúc, dù mới hay đã sử dụng, được tân trang hoặc sửa đổi đáng kể. Trung bày ở đây có nghĩa là trưng bày hay trình bày sản phẩm để quảng cáo.

·        Những sản phẩm trên thị trường Liên Minh Châu Âu (EU) phải đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi an toàn theo quy định của EU. Những sản phẩm mang dấu CE1 biểu hiện sự đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi cơ bản, qua đó, nhà sản xuất cam kết sản phẩm phải đạt được yêu cầu và tự đóng dấu CE lên sản phẩm.

·        Với việc đóng dấu CE lẽn sản phẩm, nhà sản xuất xác nhận rằng những sản phẩm này đáp ứng tiêu chuẩn có hiệu lục của Liên Minh Châu Âu.

·        Bên cạnh dấu CE, những phương tiện kỹ thuật để làm việc và những thiết bị gia dụng có thể nhận được thêm dấu GS, nghĩa là sự an toàn đã được kiểm tra. Dấu GS (viết tát chữ “geprüfte Sicherheit”) dựa trên luật về sự an toàn cho thiết bị và sản phẩm. Nhà sản xuất có thể tự nguyện mang sản phẩm của họ đến những cơ quan kiểm nghiệm do Bộ lao động và trật tự xã hội liên bang (BMAS) chỉ định, thí dụ: TÜV2 và VDE3, đế kiểm nghiệm.

·        Những thiết bị mang dấu GS bảo đảm vế sự an toàn cho việc lưu hành sản phẩm. Dấu hiệu này chỉ được phép ghi lên sản phẩm sau khi đã được cơ quan kiểm tra thẩm định.

3.     Pháp lệnh về chất gây nguy hiểm

·        Pháp lệnh về chất nguy hiểm có hiệu lực cho việc lưu hành nguyên liệu, chất chế biến và thành phẩm. Ngoài ra nó còn để bảo vệ người lảm việc và những người khác trước những nguy hiểm ảnh hưởng đến súc khỏe và sự an toàn, đóng thời bảo vệ môi trường trước những thiệt hại do chất liệu sản phẩm gây ra. Đặc biệt, những chất nguy hiếm và chất chế biến phải được đóng gói đúng quy định và đánh dấu cẩn thận. Trên bao bì của những chất nguy hiểm và chất chế biến phải có những thông tin ghi trên nền vâng như trong Hình 2. Qua đó, nguời sử dụng có thể tìm thấy những chỉ dẫn về nguy hiểm và cách sử dụng an toàn.

 

Hlnh 2: Thí dụ ký hiệu một chất nguy hiểm

·        ' CE, từ viét tát cúa Communauté Européenne (tiéng Pháp) = Liên Minh Châu Âu3VDE,viết tắt Verbandder Elektrotechnik Elektronik Informationstechnik e V (hội Kỹ thuật điện, điện tứ và tin học).

·        1TÜV, viét tất của Technischer Überwachungsverein (hội giám sát kỹ thuật)

Ký hiệu về sự an toàn

Đánh giá mối nguy hiểm là nền tảng cho mọi hoạt động với những chất nguy hiểm trong xí nghiệp. Trong việc đánh giá về mối nguy hiểm cần phải phân biệt và phê phán những mối nguy do đặc tính hóa lý, đặc biệt là những nguy cơ do sự cháy nổ, các tính chất độc hại cũng như những nguy hiểm khác.

Trên cơ sở đánh giá mối nguy hiểm, những hoạt động với chẩt nguy hiểm sẽ được sáp xếp theo một trong bốn bậc bảo vệ (hình 2)

4.     Ký hiệu về an toàn

·        Bộ luật của Hiệp hội nghề cho bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp qui định “Ký hiệu bảo vệ sự an toàn và súc khỏe nơi làm việc” để phòng ngừa tai nạn.Theo đó, xí nghiệp có nhiệm vụ phải thông báo ở mọi nơi làm việc với những ký hiệu an toàn về những nguy hiểm và nơi lưu trữ những trang thiết bị an toàn; bao gốm cả những biển cấm. Mỗi ký hiệu an toàn phải gợi được sự chú ý nhanh vầ không gây nhầm lẫn đến những đồ vật và những tình huống có thể gây ra tai nạn. Chỉ với sự kết hợp hình dạng và màu ký hiệu , ký hiệu an toàn gợi lên được ý nghĩa cho ký hiệu cấm, bắt buộc, cảnh báo, cứu nạn (thoát hiểm) hoặc phòng cháy (Bảng). Ngoài ra, những ký hiệu an toàn còn có những biểu tượng thích ứng.

·        Ký hiệu bắt buộc: chỉ thị một hành động, thí dụ: sử dụng nón bảo hiểm.

·        Ký hiệu cảnh báo: cánh báo sự mạo hiểm hay mòi nguy hiểm, thí dụ: cảnh báo trước tia laser.

·        Ký hiệu cúu nạn: chỉ đuờng cứu hộ, lối thoát khẩn cấp hoặc lối dẫn đến nơi có trang bị sơ cứu.

·        Ký hiệu phòng cháy: đánh dấu noi có thiết bị báo động cháy hoặc trang bị chữa cháy.

·        Để được hiểu chính xác, những ký hiệu an toàn thường cán phải có thêm ký hiệu phụ và ký hiệu thông báo.

·        Ký hiệu bổ sung chỉ được phép sử dụng kèm với biển ký hiệu an toàn, đưọc dùng để giải thích ký hiệu qua câu chữ, với nhiều thứ tiếng tùy theo nhu cầu.

·        Ký hiệu thông báo (dấu chỉ dẫn) đuợc sử dụng khi những ký hiệu về an toàn không thể diễn tả đầy đủ ý nghĩa, thí dụ: diễn tả năm quy tắc về an toàn.

5.             Sơ cứu (cấp cứu bước đầu)

·        Sơ cứu là trợ giúp tại chỗ, trước khi nạn nhân hoặc bệnh nhân đuọc bác sĩ chăm sóc.

·        Mạng sống của nạn nhân thường tùy thuộc vào quả trình sơ cứu được tiến hành nhanh nhát ngay tại noi xảy ra tai nạn ,đặc biệt là các tai nạn về điện. Mỗi chuyên gia về điện phải biết và có thể ảp dụng được những quy tắc quan trọng vé so cứu. Những bảng hướng dẫn treo trong xí nghiệp trình bày về những biện pháp sơ cứu.

·        Đối với tai nạn về điện, hãy lưu ý đến việc tự bảo vệ và phải ngắt dòng điện chạy qua người.

·        Ở những thiết bi với điện hạ thế (điện bình thường trong nhà và cơ xưởng từ 230/400V đến tối đa 1000V), dòng điện duợc ngát bằng cách: tắt nguồn, rút phích cắm hoặc gỡ cầu chì. Trong trường họp không thể ngắt được dòng điện, phải dùng vật cách điện, thí dụ một thanh cách điện, để tách nạn nhân khỏi những bộ phận có điện.

·        ở những thiết bị điện cao thế (những thiết bị trên 1000 V, được cảnh báo với mũi tên chóp, Hlnh 1), phải lặp tức gọi cấp cứu vả thông báo cho chuyên viên. Việc giái cứu ra khói thiết bị điện cao thê' chỉ được thực hiện bởi chuyẻn viên. Chỉ chuyên viên điện có thấm quyền vận hành mới được phép ngát dòng điện.

·        Với điện áp không xác định được cũng như đối với điện cao thế, phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 5 mét. Những biện pháp được áp dụng trong trường họp này giống như đổi với điện cao thế.

·        Có thể gọi bác sĩ qua máy gọi cấp cứu trước khi tiếp tục các biện pháp sơ cứu (Hình 2). Không nên để nạn nhân một mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày:19/02/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM