Giới thiệu chung về mạng
1. Mạng
thông tin và ứng dụng.
1.1 Sơ
lược lịch sử phát triển:
Vào giữa những năm 50,
những hệ thống máy tính đầu tiên ra đời sử dụng các bóng đèn điện tử
nên kích thước rất cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc nhập dữ liệu
vào máy tính được thực hiện thông qua các bìa đục lỗ và kết quả được
đưa ra máy in, điều này làm mất rất nhiều thời gian và bất tiện cho người sử
dụng.
Đến giữa những năm 60,
cùng với sự phát triển của các ứng dụng trên máy tính và nhu cầu trao đổi thông
tin với nhau, một số nhà sản xuất máy tính đã nghiên cứa chế tạo thành công các
thiết bị truy cập từ xa tới các máy tính của họ, và đây chính là những dạng sơ
khai của hệ thống mạng máy tính.
Đến đầu những năm 70, hệ
thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM ra đời Đến giữa hững năm 70, IBM đã giới
thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được thiết kế chế tạo cho lĩnh vực ngân
hàng, thương mại. Thông qua dây cáp mạng các thiết bị đầu cuối có thể truy cập
cùng một lúc đến một máy tính dùng chung. Đến năm 1977, công ty Datapoint
Corporation đã tung ra thị trường hệ điều hành mạng của mình là “Attache
Resource Computer Network” (Arcnet) cho phép liên kết các máy tính và các thiết
bị đầu cuối lại bằng dây cáp mạng, và đó chính là hệ điều hành mạng đầu tiên.
1.2 Khái niệm chung
Nói một cách cơ bản,
mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào
đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau.
Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ
liệu. Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ
với nhau phải thông qua việc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CD ROM, … điều này
gây rất nhiều bất tiện cho người dùng. Các máy tính được kết nối thành mạng cho
phép các khả năng:
• Sử dụng chung các công cụ tiện
ích
• Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung
• Tăng độ tin cậy của hệ thống
• Trao đổi thông điệp, hình ảnh,
• Dùng chung các thiết bị ngoại vi
(máy in, máy vẽ, Fax, modem …)
• Giảm thiểu chi phí và thời gian
đi lại.
1.3
Ứng dụng
Ngày nay nhu cầu xử lý thông tin ngày càng
cao. Mạng máy tính ngày càng trở nên quá quen thuộc đối với mọi người thuộc mọi
tầng lớp khác nhau, trong mọi lĩnh vực như: khoa học, quân sự quốc phòng,
thương mại, dịch vụ, giáo dục...
1.4
Mạng cục bộ
Một mạng cục bộ là sự kết nối một nhóm máy tính và các thiết bị kết nối
mạng được lắp đặt trên một phạm vị địa lý giới hạn, thường trong một toà nhà
hoặc một khu công sở nào đó. Mạng có tốc độ cao
a. Mạng diện rộng với kết nối LAN to LAN
Mạng diện rộng bao giờ cũng là sự kết nối của các
mạng LAN, mạng diện rộng có thể trải trên phạm vi một vùng, quốc gia hoặc cả
một lục địa thậm chí trên phạm vi toàn cầu. Mạng có tốc độ truyền dữ liệu không
cao, phạm vi địa lý không giới hạn
b. Liên mạng INTERNET
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ là sự ra đời của liên mạng
INTERNET. Mạng Internet là sở hữu của nhân loại, là sự kết hợp của rất nhiều
mạng dữ liệu khác chạy trên nền tảng giao thức TCP/IP
c. Mạng INTRANET
Thực sự là một mạng INTERNET thu nhỏ vào
trong một cơ quan/công ty/tổ chức hay một bộ/nghành . . ., giới hạn phạm vi
người sử dụng, có sử dụng các công nghệ kiểm soát truy cập và bảo mật thông tin
.
Được phát triển từ các mạng LAN, WAN dùng công nghệ INTERNET
2. Mô
hình điện toán mạng
Một
kiến trúc điện toán kiểu mới, kết hợp hiệu quả một số lượng lớn các hệ thống
máy chủ và hệ thống lưu trữ vào trong một tài nguyên điện toán linh hoạt và dựa
theo nhu cầu của người sử dụng được triển khai cho tất cả các nhu cầu điện toán
của doanh nghiệp
3. Các
mạng cục bộ, đô thị và diện rộng.
3.1.
Mạng cục bộ
Một mạng cục bộ là sự
kết nối một nhóm máy tính và các thiết bị kết nối mạng được lắp đặt trên một
phạm vị địa lý giới hạn, thường trong một toà nhà hoặc một khu công sở nào đó.
Tên gọi “mạng cục bộ”
được xem xét từ quy mô của mạng. Sau đây là một số đặc điểm của mạng cục bộ:
- Đặc
điểm của mạng cục bộ
+ Mạng cục bộ có quy mô
nhỏ, thường là bán kính dưới vài km.
+ Mạng cục bộ thường là
sở hữu của một tổ chức. Thực tế đó là điều khá quan trọng để việc quản lý mạng
có hiệu quả.
+ Mạng cục bộ có tốc độ
cao và ít lỗi. Trên mạng rộng tốc độ nói chung chỉ đạt vài trăm
Kbit/s đến Mb/s. Còn tốc độ thông thường trên mạng cục bộ là 10, 100 Mbit/s và
tới nay với Gigabit Ethernet.
3.2.
Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Networks)
Mạng đô thị MAN hoạt động theo kiểu quảng bá,
LAN to LAN. Mạng cung cấp các dịch vụ thoại và phi thoại và truyền hình cáp.
Trong một mạng MAN, có thể sử dụng một hoặc hai đường truyền vật lý và không
chứa thực thể chuyển mạch. Dựa trên tiêu chuẩn DQDB (Distributed Queue Dual Bus
- IEEE 802.6) quy định 2 cáp đơn kết nối tất cả các máy tính lại với nhau, các
máy bên trái liên lạc với các máy bên phải thông tin vận chuyển trên đường BUS
trên. Các máy bên trái liên lạc với các máy bên phải, thông tin đi theo đường
BUS dưới. Hướng truyền dữ liệu trên bus A Bus A ... Head-End Bus B Hướng truyền
dữ liệu trên bus B
3.3.
Mạng diện rộng
Mạng diện rộng bao giờ cũng là sự kết nối của
các mạng LAN, mạng diện rộng có thể trải trên phạm vi một vùng, quốc gia hoặc
cả một lục địa thậm chí trên phạm vi toàn cầu. Mạng có tốc độ truyền dữ liệu
không cao, phạm vi địa lý không giới hạn
4. Các
dịch vụ mạng
1.4.1.
Dịch vụ truy nhập từ xa Telnet
Telnet cho phép người sử
dụng đăng nhập từ xa vào hệ thống từ một thiết bị đầu cuối nào đó trên mạng.
Với Telnet người sử dụng hoàn toàn có thể làm việc với hệ thống từ xa như thể
họ đang ngồi làm việc ngay trước màn hình của hệ thống. Kết nối Telnet là một
kết nối TCP dùng để truyền dữ liệu với các thông tin điều khiển.
4.2.
Dịch vụ truyền tệp (FTP)
Dịch vụ truyền tệp (FTP)
là một dịch vụ cơ bản và phổ biến cho phép chuyển các tệp dữ liệu giữa các máy
tính khác nhau trên mạng. FTP hỗ trợ tất cả các dạng tệp, trên thưc tế nó không
quan tâm tới dạng tệp cho dù đó là tệp văn bản mã ASCII hay các tệp dữ liệu
dạng nhị phân.
4.3.
Dịch vụ Gopher
Trước khi Web ra đời
Gopher là dịch vụ rất được ưa chuộng. Gopher là một dịch vụ chuyển tệp tương tự
như FTP, nhưng nó hỗ trợ người dùng trong việc cung cấp thông tin về tài
nguyên. Client Gopher hiển thị một thực đơn, người dùng chỉ việc lựa chọn cái
mà mình cần. Kết quả của việc lựa chọn được thể hiện ở một thực đơn khác.
Gopher bị giới hạn trong
kiểu các dữ liệu. Nó chỉ hiển thị dữ liệu dưới dạng mã ASCII mặc dù có thể
chuyển dữ liệu dạng nhị phân và hiển thị nó bằng một phần mềm khác.
4.4 Dịch
vụ WAIS
WAIS (Wide Area
Information Serves) là một dịch vụ tìm kiếm dữ liệu. WAIS thường xuyên bắt đầu
việc tìm kiếm dữ liệu tại thư mục của máy chủ, nơi chứa toàn bộ danh mục của
các máy phục vụ khác. Sau đó WAIS thực hiện tìm kiếm tại máy phục vụ thích hợp
nhất. WAIS có thể thực hiện công việc của mình với nhiều loại dữ liệu khác nhau
như văn bản ASCII, PostScript, GIF, TIFF, điện thư …
4.5.
Dịch vụ World Wide Web
World Wide Web (WWW hay
Web) là một dịch vụ tích hợp, sử dụng đơn giản và có hiệu quả nhất trên
Internet. Web tích hợp cả FTP, WAIS, Gopher. Trình duyệt Web có thể cho phép
truy nhập vào tất cả các dịch vụ trên.
Tài liệu WWW được viết
bằng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language) hay còn gọi là ngôn
ngữ đánh dấu siêu văn bản. Siêu văn bản là văn bản bình thường cộng
thêm một số lệnh định dạng. HTML có nhiều cách liên kết với các tài nguyên FTP,
Gopher server, WAIS server và Web server. Web Server là máy phục vụ Web, đáp
ứng các yêu cầu về truy nhập tài liệu HTML. Web Server trao đổi các tài liệu
HTML bằng giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol) hay còn gọi là giao thức
truyền siêu văn bản.
Trình duyệt Web (Web
client) là chương trình để xem các tài liệu Web. Hiện nay có trình
duyệt Web được sử dụng nhiều nhất là Internet Explorer ngoài ra còn
một số trình duyệt khác như Opera, Mozila, …
4.6.
Dịch vụ thư điện tử (E-Mail)
Dịch vụ thư điện tử (hay
còn gọi là điện thư) là một dịch vụ thông dụng nhất trong mọi hệ
thống mạng dù lớn hay nhỏ.
Một hệ thống điện thư
được chia làm hai phần, MUA (Mail User Agent) và MTA (Message Transfer Agent).
MUA thực chất là một chương trình làm nhiệm vụ tương tác trực tiếp với người
dùng cuối, giúp họ nhận thông điệp, soạn thảo thông điệp, lưu các
thông điệp và gửi thông điệp.
a. Địa chỉ điện thư.
Hệ thống điện thư
hoạt động cũng giống như một hệ thống thư bưu điện. Người
ta thường sử dụng hai khuôn dạng địa chỉ là địa chỉ miền (Domain-base address)
và địa chỉ UUCP (UUCP address, được sử dụng nhiều trên
hệ điều hành UNIX).
Địa chỉ tên miền có dạng như sau:
thông_tin_người_dùng@thông_tin_tên_miền
Phần “thông_tin_tên_miền” gồm có một xâu các nhãn cách nhau bởi một dấu
chấm (“.”).
b. Cấu trúc của một thông điệp
Một thông điệp
điện tử gồm có những thành phần chính sau đây:
-
Phong
bì (Envelope): chứa các thông tin về địa chỉ người gửi thông điệp, địa chỉ
người nhận thông điệp. MTA sẽ sử dụng những thông tin trên phong bì để định
tuyến thông điệp.
-
Đầu
thông điệp (Header): chứa địa chỉ thư của người nhận. MUA sử dụng địa chỉ
này để phân thông điệp về đúng hộp thư của người nhận.
-
Thân
thông điệp (Body): chứa nội dung của thông điệp. Phần đầu thông điệp bao
gồm những dòng chính sau:
+ To: Địa
chỉ của người nhận thông điệp.
+ From: Địa
chỉ của người gửi thông điệp.
+ Subject:
Mô tả ngắn gọn về nội dung của thông điệp.
+ Date: Ngày
và thời gian mà thông điệp bắt đầu được gửi.
+ Received: Được
thêm vào bởi mỗi MTA có mặt trên đường mà thông điệp đi qua để tới được đích
(thông tin định tuyến).
+ Cc: Các địa
chỉ của người nhận thông điệp ngoài người nhận chính ở trường
“To:”.